VIẾT CHO CÁC BÀ MẸ SINH CON ĐẦU LÒNG - Trang 161

160

Tủ sách Nuôi con – http://sachx.com

gai đâm, ong chích, mèo quào mà ta không để ý, bỏ qua hay quên tuốt từ đời nào
thì lại hay gây ra bệnh phong đòn gánh. Lý do vì người bị vết thương lớn đã được
đưa đến bệnh viện chăm sóc ngay, được chích ngừa phong đòn gánh ngay, còn vết
thương nhỏ ta thờ ơ, không để ý...

Vi trùng thứ dữ:

Vi trùng phong đòn gánh là vi trùng thứ dữ, không giỡn chơi với nó được. Đó là

những con vi trùng hình que, có lông, di động và tạo thành những “bào tử”. Các bào
tử này có thể sống nhiều năm ở nơi thích hợp. Nấu sôi 100°C chẳng ăn thua gì nó!
Các loại thuốc khử trùng thông thường cũng đầu hàng nó luôn! Vì thế mà các dụng
cụ cắt rún luộc sơ sài không đủ sức khử vi trùng phong đòn gánh. Vi trùng phong
đòn gánh có nhiều trong bụi, đất, trong phân người và phân ngựa, heo... Vì thế mà
ở nhà quê dễ bị phong đòn gánh hơn ở thành phố. Ta vẫn tưởng vi trùng có nhiều ở
cây đinh sét là lầm. Các nông cụ dính bùn đất, phân thú, chứa nhiều vi trùng phong
đòn gánh hơn. Điều quan trọng là chính các vết thương nhỏ mới đáng sợ như đã nói
trên. Vi trùng sống ở những chỗ thịt hư thối, tiết ra một thứ độc tố tấn công hệ thần
kinh, làm co rút các bắp thịt ở hàm, ở lưng... làm người bệnh bị cứng hàm, cong
ngược xương sống như cây đòn gánh, do đó có cái tên là bệnh phong đòn gánh.

Triệu chứng đầu tiên: cứng hàm

Một bé sơ sinh vào khoảng ngày thứ 6 đến ngày thứ 15, bỗng nhiên bỏ bú – nói

đúng ra là không bú được nữa vì cứng hàm – phải nghĩ ngay đến bệnh phong đòn
gánh. Lúc đó bắp thịt ở hàm co rút lại, bé không há miệng ra được nữa. Nếu ta lấy
tay ấn trên cằm dưới của bé, tìm cách kéo cằm bé ra, sẽ thấy khó khăn. Miệng bé
chum chúm lại không bình thường. Điều cần chú ý là bé vẫn tỉnh táo. Có thể nóng
cao độ, có thể làm kinh, cổ cứng... Mỗi khi bị đụng chạm vào người là co rúm lại. Dĩ
nhiên chỉ có bác sĩ khám nghiệm mới định bệnh chính xác được. Chúng ta chỉ cần
nhớ một điều là một bé sơ sinh đột nhiên không bú được nữa là phải mang đến bác
sĩ ngay vì đó là triệu chứng đầu tiên của bệnh phong đòng gánh, nhất lại là bé sinh
tại nhà hay đẻ rớt.

Ở trẻ lớn hơn – và ở người lớn – triệu chứng cũng gần giống như thế. Thời kỳ

tiềm ẩn của bệnh từ 5 ngày đến 5 tuần lễ. Do đó, khi bệnh xuất hiện thì vết thương
đã lành từ bao giờ, không ai còn nhớ có vết thương nữa! Bệnh phát khởi cũng bằng
triệu chứng cứng hàm, miệng nhe như cười mà không phải cười, khó nuốt. Sau đó
các bắp thịt ở cổ, ở họng, bị co rút đau đớn từng cơn khiến bệnh nhân bị giựt cong
ngược. Nhiệt độ lên cao, nhưng vẫn tỉnh táo.

Khi có tiếng động mạnh, có sự va chạm vào người là bệnh nhân co giựt, làm

kinh ngay. Vì thế mà phải để bệnh nhân trong một phòng tối, yên tĩnh, tránh mọi
động chạm.

Điều trị khó khăn:

Gặp trường hợp đó phải mang đến bệnh viện gấp. Bệnh viện lớn mới có đủ

phương tiện. Thuốc chữa là loại huyết thanh chống độc tố vi trùng phong đòn gánh,
thuốc kháng sinh, thuốc an thần chống co giựt, có khi phải mở khí quản, và quan
trọng nhất là vấn đề săn sóc, điều dưỡng. Không thể nào chữa phong đòn gánh tại
nhà hay tại phòng khám. Chỉ ở bệnh viện mới có đủ phương tiện chữa trị. Chạy thầy
phong, cắt, lể mất thì giờ vô ích. Dù vậy, tỉ lệ tử vong cũng còn quá cao, nhất là ở trẻ
em.

Chích ngừa vẫn hơn:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.