VIẾT CHO CÁC BÀ MẸ SINH CON ĐẦU LÒNG - Trang 163

162

Tủ sách Nuôi con – http://sachx.com

 Em đau từ bao giờ?

 Nó mới nóng 2 hôm, khuya nay đột nhiên thở khò khè rồi... Anh không nói

thêm được nữa vì hình như cũng đang khò khè vì mệt và lo lắng.

 Liệu có cứu được không, bác sĩ?

 Chúng tôi hết sức cố gắng xem sao. Cũng hy vọng chứ!

Tôi bật cái đèn soi thanh quản do anh nội trú vừa đưa lại, đặt lưỡi đèn vào họng

em bé trong lúc anh nội trú Q. thế tôi, bóp đều lồng ngực em. Cả miệng em bé đầy
đàm nhớt. Chiếc máy hút làm việc mạnh hơn. Cô điều dưỡng đã thay ống hút lớn
hơn. Dưới ánh đèn tôi vừa trông thấy một lớp màng trắng. Quậy nhanh miếng gòn
gắn trên một chiếc que lên đó để mang đi phòng xét nghiệm thử, tôi hướng ống hút
về cái màng để hút mạnh. Màng dính chặt vào cổ họng, vùng thịt dư và thanh quản.
Đặt vội ống thông vào, nối dây dưỡng khí. Như một phép lạ, tức khắc bé hồng hào
trở lại, tim đập đều, mạnh, mạch đã có. Anh nội trú Q đã ngưng làm hô hấp nhân
tạo, bé thở một mình qua ống thở đặt xuyên thanh quản. Chừng vài phút sau chúng
tôi chưa kịp mừng trọn thì đứa bé lại mệt, rồi từ từ tím lại, bắt đầu ở môi, tay, chân...
Tìm thủ phạm không khó, chính cái màng giả đã làm nghẹt ống thông chứ không gì
cả. Chúng tôi rút ống thông ra, lại hút đàm nhớt, màng giả, rồi thanh ống khác. Bé lại
hồng lên. Lúc đó cũng vừa có kết quả về cho biết đúng bé bị bạch hầu. Chúng tôi
sửa soạn dụng cụ mang bé đến trại truyền nhiễm, đưa bé vào phòng mổ để mở khí
quản. Bé đó sống. Mấy hôm trước, một bé khác tình trạng cũng gần giống như thế,
nặng hơn một chút và đã chết dọc đường khi chuyển đến phòng mổ.

Vào khoảng gần Tết năm nào cũng thế, bệnh bạch hầu có vẻ hơi nhiều. Cách

đây mấy hôm, một em gái 10 tuổi nhập viện vì lý do mệt, nóng 39°C, chảy máu
miệng, mũi, sưng dưới cằm và hai bên má khiến gương mặt em trở nên bầu bĩnh
khác thường, hơi thở hôi, rã rượi, mạch yếu. Thử có vi trùng bạch hầu ở cổ họng và
ở mũi. Em bé chết vì bị bạch hầu ác tính. Một em khác ở tỉnh đến vì bại 2 chân, nói
ngọng, khó nuốt cũng lại bạch hầu! Một em khác nữa, 6 tháng, chảy máu cam lùi xùi
cả tuần: lại bạch hầu!

Nguyên nhân:

Gọi “bạch hầu” một cách tổng quát như vậy thực ra không đúng. Bởi vì không

phải lúc nào bệnh cũng xuất hiện ở hầu, có khi nó ở mũi, có khi ở lỗ tai, khi ở ngòai
da, khi ở phổi, ở tim... Bệnh do vi trùng Klebs Loeffler gây ra, rất hay lây, thường ở
lứa tuổi từ 6 tháng đến 10 tuổi. Trước 6 tháng cũng có thể bị nhưng tỉ lệ ít hơn, vì
đứa bé được miễn dịch nhờ kháng thể của người mẹ còn lại. Vi trùng thường phát
khởi ở vùng hầu, cổ họng, thanh quản, khí quản, và tạo thành một cái màng giả ở đó
rất dễ nhận biết, không chữa sớm, màng giả lan rộng bít nghẹt khí quản, làm bé khó
thở nhất là lúc hít vô, tiếng thở nghe khò khè đặc biệt.

Độc tố của vi trùng lan tràn khắp nơi, thường tấn công cơ tim (làm chết vì suy

tim) và hệ thần kinh (làm tê liệt). Bệnh lây trực tiếp do nước miếng, nước mũi của
người mắc bệnh văng ra lúc nói chuyện, ho, sặc, nhảy mũi, cũng do người vừa khỏi
bệnh, và những người không mắc bệnh nhưng mang vi trùng bệnh trong người lây
cho bé.

Triệu chứng:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.