Sông núi nước Nam, vua Nam coi
Rành rành phận định ở sách Trời.
Có sao lũ giặc sang xâm phạm!
Bay sẽ tan tành chết sạch toi. (Sđd, tr.287)
135 Chuyện này bất quá vì là lòng sùng bái của người ta mà bịa đặt ra, và
nhà nho phụ họa cho thêm linh. Sự thật có lẽ như tôi đã theo ý Trần Trọng
Kim, nhận rằng thơ là của Lý Thường Kiệt. Nhưng nói chắc là Lý Thường
Kiệt làm thơ được thì không có gì làm bằng cớ.
Ngày nay cả vùng lân cận hai sông Cầu và Thương, có đến hơn 290 ngôi
đền thờ hai vị thần họ Trương. Đền chính thờ Trương Hống ở làng Vọng
Nguyệt, cạnh làng Như Nguyệt; và đền thờ chính Trương Hát ở làng
Phượng Nhỡn ở cửa sông Thương. Vị trí đền phù hợp với việc quân Tống
qua sông ở bến đò Như Nguyệt, cho nên câu chuyện thần ám trợ kể trong
Việt Điện U Linh có căn cứ vào sự thật ít nhiều (Hoàng Xuân Hãn, Lý
Thường Kiệt, tr.303).