Nàng nói:
- Lang quân thiếp tên là Lý Tướng quân, kim sinh tức là ông tiến sĩ làng
Thanh Mai tên là Lê Anh Tuấn, hiện nay đang đi sứ Tàu, xin trình Sứ quan
rõ.
Hốt nhiên gió động lan can, Nguyễn Mại tỉnh dậy, thì ra là một giấc
mộng kê vàng, mới đem câu chuyện trong mộng thuật lại cho người làng
nghe, và bảo sửa sang đền thờ lại cho tử tế. Khi đi sứ về, Lê Anh Tuấn
thường qua lại nhà Nguyễn Mại đi lại trò chuyện. Nguyễn Mại gọi người
nhà đến chỉ Lê Anh Tuấn mà bảo rằng:
- Ông này là Chứng An Vương đến Cổ Sở đó.
Lê Công giỏi văn học, làm quan đến Thượng thư, quyền thế lừng lẫy. Tuy
là chuyện mộng mi chưa dám tin chắc, nhưng qua lại thầm kín, đôi khi cũng
hở mối manh. Ông Phạm Trọng Yêm với Đạo nhân Côn Lôn đời trước, ông
Phú Bật với thầy chùa Xung Hư Quán cũng phảng phất giống như vậy.
Phụ lục:
Sự tích đền thờ thần xã An Sở
Xét Đại Việt Ngoại Sử chép rằng: Gia Thông Đại Vương vốn là người
làng Cổ Sở (sau đổi ra An Sở). Lúc bấy giờ thiên hạ loạn ly, kẻ hào kiệt dấu
họ dấu tên để tránh nạn.
Thưở nhỏ, Đại Vương phong tư hơn người, tài nghệ xuất chúng, nhất là
cỡi ngựa bắn cung lại là sở trường, rất có uy đức, sức mạnh voi cũng chịu
thua; đến khi thờ Lý Nam Đế (đồng thời với vua Lương Võ bên Tàu) vua
trông thấy người khí vũ hiên ngang, thật là một bậc Đại trượng phu, có thể
đương nổi một phương, mới bảo vương theo quân ngũ; Vương hằng lập
được nhiều kỳ công. Sau vua cho một cõi Đỗ Động là đất biên viễn hiểm
trở, nếu không phải là tay Vương thì chẳng ai trị nổi, rồi phong cho Vương
chức Đại tướng quân, bảo qua trấn thủ ở đó; mỗi khi có hiệu lệnh của
Vương ra thời các kẻ hùng cứ trốn xa, giặc cướp đều đến đầu hàng, nhân