VIỆT ĐIỆN U LINH TẬP - Trang 134

Oai dậy lôi đình Công giữ ý,

Phất phơ khí tốt tức uy thanh.

Tiếm bình


Đang lúc mưa gió tơi bời, thể khó êm lặng, mà hay khiến nửa sông mưa
gió, nửa sông tạnh khô, như thế cũng rõ ràng linh dị. Nhưng vì Ngọa Triều
là kẻ hung bội, hưởng ngôi không lâu mà còn theo trợ thuận giúp linh,
ngâm thơ thác mộng, tuy câu “ngũ niên” có chủ ý lo xa, còn đến như câu
“Chư phương thuận phục, Thất miếu an linh” thì là phô trương thái quá vậy.

_____________

Chú thích:

143 Đằng Châu (theo Cương Mục, tiền biên V, 31) là xã Đằng Châu,

huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên nhà Trần gọi là Khoái Lộ, nhà Lê gọi là
Khoái Châu.

144 Khi nhà Ngô mất, Phạm Bạch Hổ giữ Đằng Châu, tự xưng là Phạm

Phòng Ất (Cương Mục, tiền biên V 28). Hiện nay ở Đằng Châu vẫn còn đền
thờ Phạm Sứ quân.

Theo Thần tích xã Đằng Châu (Kim Động Hưng Yên) thì ở huyện Đông

An (Khoái Châu) có nhà họ Phạm, làm nghề buôn bán. Một hôm mẹ Phòng
At qua làng Đằng Châu giữa trưa gặp mưa gió lớn, vào miếu ẩn mưa thấy
hào quang sáng rực có một vị Sơn tinh bạch hổ hiện ra. bà sợ khiếp đảm,
tỉnh ra đã tạnh mưa. Sau về có mang, năm Canh Ngọ (922) ngày 10 tháng
Giêng, sinh một con trai đặt tên là Bạch Hổ. Lớn lên theo Ngô Quyền đánh
giết Công Tiễn và quân Nam Hán. Sau lại cùng quần thần mưu truất Dương
Tam Kha, lập Xương Văn. Năm 951, Bạch Hổ xin về lập ấp ở Đằng Châu
ngày rằm tháng 11 (không rõ năm) đất trời u ám, có đám mây vàng sa
xuống dinh Bạch Hổ, Hổ theo mây vàng mà biến mất, cho nên gọi là vua
Mây (xem Nguyễn Văn Tố, Đại Nam Dật Sử, trong Tri Tân số 159).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.