khương thường cho rộng rãi, sự vụ trong ngoài, nhất thiết ủy cho khanh;
khanh nên hết bổn phận mình, chớ bỏ lệnh Trẫm”.
Vương mới sai Trương Mân46 phụng cống đến Hán kinh. Bấy giờ đương
lúc binh cách, thiên hạ tang loạn, đạo đồ du viễn, vãng phẫn gian lao, thế
mà Vương không phế bỏ chức cống, kính giữ đạo tôi. Vua Hán lại hạ chiếu
gia tưởng. Lời chiếu rằng:
“Giao Châu là đất văn hiến, núi sông vun đúc, trân bảo rất nhiều, văn vật
khả quan, nhân tài kiệt xuất, mấy năm nhân họa chiến tranh, mục thú ít
người xứng chức, nên chi phương xa không thấm nhuần được nhã hóa, nay
đặc ủy cho Khanh được trọng nhậm, Khanh nên theo phong tục của học
Triệu, họ Đỗ, lấy nhân ân mà mục dân, đừng phụ cái tài lương đống. Nay
lại cho Khanh làm An Viễn Tướng Quân, phong Long Độ Đình Hầu”.
Sau này Thái thú Thương Ngô tên là Ngô Cự cùng với Lại Cung có hiềm
khích. Cự cử binh đến đánh đuổi. Cung bại, chạy về Linh Lăng. Lúc bấy
giờ Ngô Tôn Quyền sai Bộ Chất làm Thứ sử Giao Châu ta. Chất đến,
Vương đốc suất anh em phụng thừa Tiết Độ. Vua Ngô phong cho Vương
chức Tả tuớng quân. Ba con đương làm Trung Lang tướng, Vương khiến
vào làm con tin ở nước Ngô, lại dụ dỗ kẻ thổ hào Ích Châu là Ung Khải
đem dân trong quận phụ thuộc nhà Ngô; Ngô càng khen Vương, thăng Vệ
Tướng quân, phong Long Biên Hầu Đệ Nhất Thiên Tướng Quân. Vương sai
sứ đến nước Ngô đem cống các thứ tạp hương, vải tế cát, ngọc châu, đồi
mồi, lưu ly, lông phi thúy, sừng tê giác, ngà voi, hoa quý, cỏ lạ, chuối, dừa,
nhãn, năm nào cũng sang cống, mỗi lần đi cống thì chở ngựa vài trăm thớt.
Ngô Vương muốn đáp lại lòng chân thành mới phong cho ba người em:
Nhất làm Thái thú Hiệp Phố (nay là huyện Từ Liêm); Vỹ làm Thái thú quận
Cửu Chân (nay là Thanh Hóa); Vũ lãnh Thái thú Nam Hải (nay là Quảng
Châu).
Vương thể khí khoan hậu, khiêm hư đãi kẻ sĩ, bởi vậy, các nhà Nho đời
Hán, tị loạn, chạy sang với Vương rất nhiều; người trong châu đều gọi là
Vương. Lúc ấy Trần Quốc Huy47 đưa thư cho Thượng thư Lệnh Tuân Úc,