VIỆT ĐIỆN U LINH TẬP - Trang 39

đại khái nói rằng: “Sĩ Phu Quân ở Giao Châu, học vấn ưu bác, lại thạo về
chính trị, xử trong lúc đại loạn mà bảo toàn được một phương, hơn hai
mươi năm cương trường vô sự, dân không mất mùa, những người ky lữ đều
nhờ được ân huệ, tuy Đậu Dung48 giữ Hà Tây cũng không hơn được; các
em Vương đều hùng cứ mỗi người mỗi châu, ở ngoài vạn dặm, một châu
yên lành, uy tôn của Vương không ai hơn được, mỗi khi ra vào, chuông
khánh đều đánh, đủ cả uy nghi, kèn sáo, trống phách, xe ngựa đầy đường,
người Hồ đi bên xe đốt hương; thường có hàng chục thê thiếp ngồi trong xe
biền tri, theo sau là đòan kỵbinh của đệ tử; đương thời quý trọng, uy chấn
vạn lý, Triệu Đà cũng chẳng hơn được vậy”.

Vương mất, thọ chín mươi tuổi, ở châu48 năm. Xét truyện Báo Cực chép

rằng Vương khéo sự nhiếp dưỡng49, chết đã chôn dưới đất rồi, đến cuối đời
Tấn50 là hơn một trăm sáu mươi năm, nước Lâm Ấp (ChiêmThành)51 vào
đánh cướp, đào mộ Vương lên thì thấy thi thể y nguyên, diện mạo như khi
sống, chúng cả sợ liền chôn lấp lại. Thổ nhân truyền lấy làm thần, lập miếu
phụng tự, hiệu là Sĩ Vương Tiên.

Giữa niên hiệu Hàm Thông nhà Đường, Cao Biền phá Nam Chiếu, đi đến

cõi ấy thì gặp một dị nhân diện mạo hòa nhã, bận nghê thường vũ y, đón
đường cùng đi đến; Cao Biền mời vào trong màn nói chuyện thì nói toàn
chuyện thời sự đời Tam Quốc. Sau khi từ biệt, Cao Biền đưa ra đến cửa hốt
nhiên không thấy đâu. Cao Biền lấy làm lạ, hỏi người trong thôn. Thôn
nhân chỉ mộ Sĩ Vương mà thưa. Biền than tiếc không kịp biết, rồi ngâm
rằng:

Sau thưở Hoàng Sơ Ngụy

Cách đây năm trăm niên

Đường, Hàm Thông thứ tám,

Nay gặp Sĩ Vương tiên.52

Thôn dân mỗi khi có việc gì, cầu đảo đều có linh ứng đến nay vẫn là

phúc thần.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.