được hiển hiện, oanh oanh liệt liệt một trường giữ tròn chung thủy, ít thấy ai
được như vậy.
Tập U Linh có chép vài việc, người đời sau hiếu ký thêm vào, tương
truyền rằng: Vương sinh tiền dạy học trò đến vài nghìn người, sau khi mất,
có di chúc chôn sấp chứ đừng chôn ngửa thì tiếng giảng sách mới không có,
nhưng sau học trò không nỡ làmnhư thế, cứ chiếu lệ thường mà khăn liệm.
Mỗi khi đêm lặng trăng sáng thường nghe tiếng Vương giảng sách ở dưới
mồ như lúc bình sinh dạy học. Người Tàu thấy Vương linh dị, sợ hãi mới
đào mộ Vương lên chôn sấp lại, từ đấy không nghe tiếng giảng sách nữa.
Thuyết ấy quá ư quái đản, không chắc đã đúng.
Nay miếu tại sông Thanh Tương, huyện Siếu Loại, mấy triều đều có
phong tặng, còn mộ ở làng Tam Á huyện Gia Định, gò đóng bao bọc, cây cỏ
um tùm, dân chúng ở quanh vùng có việc đến cầu đảo đều có linh ứng.
Ngoài đường thiên lý có đình thờ vọng, giữa treo bức biến đề bốn chữ
“Nam Giao Học Tổ”, đúc ngựa đồng để thờ, người đi đườngđều phải xuống
ngựa cúi đầu. Bạch Phương Am tiên sinh, có đặt cho làng đómột câu đối
thờ ở đình rằng:
Việt điện văn tông sau Thù, Tứ.
Nam giao học tổ trước Lạc, Mân.
Cũng là tuyên dương công nghiệp Vương đã đem văn hóa dạy cho dân
vậy.
Xét người đời xưa hay cữ tên chứ không cữ họ, nay hai huyện Siêu Loại
và Gia Định ở gần đều có chữ Sĩ, rồi tên cũng có luôn, thành ra mất cả họ
tên, như thế thực là quê lậu, cũng như người huyện Đông An có tên Chử
Đồng Tử, lại lấy chữ Tử là húy mà cứ thì cũng giống như đây.
Phụ lục
Phủ Thuận An, huyện Gia Định, xã Tam Á, đồng xã quan viên, chức sắc,
kỳ lão, văn thuộc: Thường nghe nấu đồng đúc ngựa là muốn để cho được
bền lâu, chọn đá khắc bia là muốn khiến cho khỏi mục nát, bởi vậy đời xưa