làm Dạ Trạch Vương. Quang Phục ở trong đầm được một năm, một đêm
kia thấy một con rồng vàng72 cởi móng đem cho mà bảo rằng:
- Lấy cái móng này cắm vào trên đâu mâu, hễ giặc thấy là tự nhiên uý
phục.
Gặp lúc Kiến Khương có việc triệu Bá Tiên về Bắc73, Tiên lưu tướng là
Dương Sằn ở lại giữ trấn, đại diện cho ông mà hành sự.
Quang Phục sau khi đã được móng thần thì mưu lược kỳ dị, đánh đâu
thắng đấy, lại nhân Bá Tiên về Bắc mới đem quân ra đánh Sằn; Sằn cự
chiến, vừa trông thấy đâu mâu một cái đã thua rồi chết. Quang Phục vào
chiếm thành Long Biên quản trị cả hai xứ Lộc Loa và Vũ Ninh74, tự hiệu là
Nam Việt Quốc Vương75. Triệu Quang Phục xưng Vương ngày 24 ‐ 4 ‐
548. Như thế, nhà Tiền Lý khởi từ năm Giáp Tý (544) mất năm Mậu Thìn
(548) công được 5 năm (Cương Mục, tiền biên, IV,7), không phải 8 năm.
*
Phật Tử76 là em họ của Lý Bôn; Bôn mất thì theo anh Lý Bôn là Thiên
Bảo, đem ba vạn quân chạy trốn vào mọi Lào, Bá Tiên tìm kiếm không
được, Thiên Bảo đi đến đầu nguồn sông Đà Giang77, động Dã Năng78,
thấy chỗ ấy danh thắng, thổ vật phì nhiêu, đất sản xuất nhiều lại rộng rãi,
bèn đắp thành ở đó. Đời sống càng ngày càng phồn thịnh, trí thức càng
ngày càng quảng bá lập thành nước Dã Năng; dân chúng suy tôn Thiên Bảo
làm Đào Lang Vương. Chưa được bao lâu, Thiên Bảo hoăng79, vô tư; dân
chúng hội nghị suy tôn Phật Tử làm Vương. Gặp lúc Bá Tiên về Bắc, Phật
Tử bèn dẫn binh xuống miền Đông; tả hữu khuyên Phật Tử xưng Đế; Phật
Tử nghe theo rồi lấy hiệu là Nam Đế.
Nam Đế cùng với Việt Vương giao chiến ở Thái Bình đã năm trận,
gươmg giáo qua lại, tên đạn như bay mà thắng phụ chưa quyết. Quân Nam
Đế có hơi núng thế, cho là Việt Vương có dị thuật mới thỉnh hòa. Việt
Vương cũng nghĩ Nam Đế là tộc thuộc của Lý Bôn bèn chia nước ra mà
cùng trị, vạch bãi Quân Thần80 làm địa giới.