VIỆT ĐIỆN U LINH TẬP - Trang 58

sông Hồng Hà. Năm 1006 đổi là Thái Bình phủ sau 1015 không thấy nói
đến nữa.

61 Tinh Thiều: Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép rằng năm Tân Dậu (541),

Tinh Thiều giàu có và giỏi văn chương xin đi làm quan và chỉ được Thượng
thư Bộ Lại của nước Lương tên Thái Tỗn bổ làm Quảng Dương Môn Lang.
Thiều xấu hổ trở về sinh quán và trở thành môn khách của Lý Bí. Theo
cương mục thì Lý Bôn là một công chức nhà Lương, coi đạo quân Cửu Đức
rồi bất đắc chí trở về Thái Bình khởi binh (Cương Mục, tiền biên IV,1).

62 Thái Tỗn mất năm 423 và thôi làm Thượng thư Bộ Lại lâu năm trước

khi từ chức (xem Lương Thứ, quyển 21, trang 7b). Như vậy, câu chuyện
của Tỉnh Thiều phải xảy ra trước năm 541. Nhận xét này là của H.Maspéro,
trong bài báo đã dẫn.

63 Cửu Đức: theo Cương Mục, châu Cửu Đức có từ đời Ngô (222‐280

trước Thiên Chúa) và là Hà Tĩnh ngày nay. Cửu Đức là phần cực nam của
Cửu Chân, giáp giới Lâm Ap, Cửu Chân được lập dưới thời Hán, người ta
thường cho Cửu Chân ở vào khoảng Thanh Hóa Nghệ An.

64 Tiêu Tư chạy được về Quảng Châu là vì đã dâng lễ vật và thành Long

Biên cho Lý Bôn (Cương Mục, tiền biên, IV,1)

65 Quân Lâm Ấp khởi chiến tháng tư, mùa hạ năm Quý Hơi (543)

66 Lý Bôn xưng Vương tháng giêng, mùa xuân năm Giáp Tý (544).

Thành Vạn Xuân còn dấu vết ở xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì.

67 Thực ra, Trần Bá Tiên không làm Thứ sử Giao Châu, ông được cử làm

Tư Mã, còn người được bổ làm Thứ sử Giao Châu là Dương Phiếu (theo
Cương Mục, tiền biên, IV,4)

68 Theo Toàn Thư, Nam Việt Đế băng hà vào mùa xuân tháng 3, ngày

Tân Hợi, năm Mậu Thìn (548). Nhà vua mất vì bệnh sốt rét rừng tại động
Khuất Liệu. Maspéro không đồng ý như thế và theo sử Tàu, ông cho rằng
nhà vua bị dân Khuất Liệu giết vào mùa hạ năm Bính Dần (546) để lấy đầu
dâng Trần Bá Tiên xin hòa. Madrolle cũng chủ trương như thế. Nhưng các

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.