Sử Việt đều nói năm 546 nhà vua trao quyền lại cho Triệu Quang Phục và
hai năm sau mới mất
69 Triệu Quang Phục là con Triệu Túc, thái phó của Nam Việt Đế từ năm
Giáp Tý (544). Cha làm thái phó, con là Tả tướng quân, gia đình họ Triệu
cộng tác hết sức chặt chẽ với Lý Bôn vậy. Có lẽ vì thế mà Lý Bôn đã giao
quyền lại cho Triệu Quang Phục, chứ không nói gì đến Lý Phật Tử là em
họ, do đấy có sự hiềm khích giữa Phật Tử và Quang Phục. Phật Tử đã thân
mang quân sĩ đến đất của Quang Phục ở Thái Bình để trả thù, mặc dù lực
lượng của ông không hùng hậu hơn lực lượng của Quang Phục. Maspéro
không cho Triệu Việt Vương, tức Triệu Quang Phục là một nhân vật lịch sử,
nhưng xem sự ưu đãi của Lý Bôn đối với Triệu Túc và sự ganh ghét của Lý
Phật Tử đối với Triệu Quang Phục, ta khó lòng phủ nhận Triệu Quang Phục
là một nhân vật lịch sử thật sự.
70 Chu Diên (Châu Diên): nay là phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên. Trong
những văn kiện trước 1891, ta đọc thấy phủ Vĩnh Tường thuộc về tỉnh Sơn
Tây từ 1882 đến 1891. Năm 1891, Vĩnh Tường thuộc về đạo Vĩnh Yên và
đạo Vĩnh Yên năm 1899 trở thành tỉnh Vĩnh Yên (xem Địa Dư các tỉnh Bắc
Kỳ, Lê Văn Tân 1930, Hà Nội, tr.112). Châu Diên không thể ở Hải Dương
như Maspéro quyết đoán. Cứ xem cuộc rút lui của Lý Bôn thì biết.
71 Đầm Dạ Trạch ở về phía Bắc Châu Diên, tức là ở về phía Bắc Vĩnh
Yên. Nhưng theo Cương Mục (tiền biên, IV, tờ 6b) thì ở Đông Kết, phủ
Kiến Xương, ngày nay là phủ Khoái Châu, huyện Đông Yên, tỉnh Hưng
Yên. Không biết trước khi Triệu Quang Phục đến ở đầm này đã có tên gì
chưa, trong Việt Điện U Linh Tập như chúng ta đã đọc cũng chỉ nói là có
một chiếc đầm ở phía Bắc Châu Diên. Bản A.47 mà ông M.Durand đã khảo
sát trong Bulletin de l’Ecole Francaise d’Extrême‐Orient, quyển XLIV, năm
1954, nói rõ là “sơ bảo Dạ Trạch” thì có lẽ tên Dạ Trạch đã có từ trước. Có
lẽ người ta đã lầm đầm Dạ Trạch và đầm Nhất Dạ ở đảo Tự Nhiên, Hà
Đông, trong chuyện Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung; có lẽ cũng vì
thế mà nhiều người cho rằng cái móng rồng đã giúp cho Triệu Việt Vương