thắng Lý Phật Tử là do Chử Đồng Tử cho, trong khi Việt Điện U Linh Tập
không nói là của ai. Vậy đầm Dạ Trạch không phải là đầm Nhất Dạ, và theo
Cương Mục, tên đầm Dạ Trạch có thể là do biệt hiệu Dạ Trạch Vương mà
dân chúng hay quân Tàu đã đặt cho Triệu Quang Phục khi thấy ông chỉ ra
khỏi đầu về ban đêm (xem Cương Mục, tiền biên, IV, 6b).
72 Thấy một con rồng Việt Điện U Linh Tập chỉ nói trống không như thế
chứ không nói rõ đó là Chử Đồng Tử.
73 Bá Tiên về Tàu để dẹp giặc Hầu Cảnh để Dương Sằn ở lại. Đây là một
cơ hội may mắn cho Triệu Quang Phục quật khởi vì Dương Sằn không phải
là một tay dũng tướng như Trần Bá Tiên.
74 Lộc Loa và Vũ Ninh nay ở vào khoảng các huyện Quế Dương và Vũ
Giang (Bắc Ninh)
75 Triệu Quang Phục xưng Vương tháng 4 âm lịch, tức ngày 24‐4‐548,
Việt Điện U Linh Tập nói năm 551 chắc sai.
76 Lý Phật Tử có nghĩa là một đồ đệ của đức Phật họ Lý, tên của vị anh
hùng này chứng tỏ sức bành trướng của Phật giáo vào khoảng thế kỷ thứ 6
thứ 7. Phật Tử ở chỗ mà năm 580, Vinitaruci (Tỳ Ni Đa Lưu Chi) sang
truyền bá Phật giáo (nhận xét của Durand)
77 Sông Đà Giang: có thể là sông Mã ở Thanh Hóa. Dã Năng được thiết
lập ở đầu sông Mã, vùng rừng núi của Thanh Hóa. Từ đấy, Lý Phật tử kéo
quân xuống phía Đông để gặp quân của Triệu Quang Phục ở Thái Bình, tức
Sơn Tây ngày nay; như thế, vị trí của hai nơi đối chiếu với nhau rất hợp lý
(nhận xét của Durand).
78 Động Dã Năng: Chữ Động ở đây không có nghĩa là cái hang mà là
một vùng đất thường là miền núi khô khan có người dân sơn cước ở. Động
có thể hiểu như là một xóm, một làng. Theo Đại Nam Nhất Thống Chí
(A.69 tờ 142), năm 1838, Minh Mệnh đổi động thành xã. Có nhiều động rất
lớn. Động Dã Năng là một miền đất cao về phía sông Mã, Thanh Hóa.