NHỊ TRƯNG PHU NHÂN
Sử chép: Bà chị tên là Trắc, bà em tên là Nhị, vốn họ Lạc83, con gái Lạc
tướng ở Giao Châu ta, người huyện Mê Linh, châu Phong. Bà chị được gả
cho Thi Sách, người huyện Chu Diên. Thi Sách là người có dũng lực, trọng
hào khí, tiếng đồn như gió, bị Thứ sử Tô Định thiết kế hãm hại. Bà chị phẫn
nộ mới cùng với em cử binh trục xuất Tô Định, công hãm Giao Châu ta.
Do đấy, Nhật Nam, Hợp Phố, Cửu Chân đều trống gió mà hưởng ứng,
lược định hơn sáu mươi thành ở Lĩnh Ngoại, tự lập lên làm vua nước Việt,
đóng ở Chu Diên84 mới xưng là họ Trưng85.
Lúc bấy giờ Tô Định chạy qua Nam Hải, Quang Vũ nhà Hán nghe tin,
giận mà biếm Định qua quận Thiểm Nhĩ, sai bọn Mã Viện Lưu Long đem
đại quân sang đánh đến Lãng Bạc86, Phu Nhân cự chiến, nhưng quả bất
địch chúng, phải lui về bảo về Cấm Khê87; quân lính ngày một ly tán, Phu
Nhân bị thế cô phải tử trận. Thổ nhân thương cảm, lập đền thờ phụng,
thường có linh ứng, bây giờ đền thờ ở huyện An Hát.
Vua Anh Tông nhà Lý, nhân trời đại hạn, khiến thiền sư Tịnh Giới đến
đền cầu mưa, quả được mưa, khí mát buốt người. Vua mừng liền qua xem,
hốt nhiên ngủ mộng thấy hai thiếu nữ mặt hoa mày liễu, áo lục quần hồng,
mão đỏ, thắt lưng, cỡi ngựa sắt theo mưa mà chạy ngang. Vua lấy làm lạ
mới hỏi. Đáp rằng:
- Thiếp là chị em Nhị Trưng đây, vâng mệnh Thượng đế xuống làm mưa.
Vua tỉnh dậy mà cảm, sắc phong trùng tu từ vũ, rồi sắm lễ vật đến tế, sai
sứ rước về phía Bắc Đại nội, dựng đền Vũ Sư mà thờ phụng. Sau lại thác
mộng cho vua xin lập đền thờ ở làng Cổ Lai, vua nghe theo, sắc phong
Trinh Linh Phu Nhân.
Năm Trùng Hưng thứ tư, phong bà chị là Chế Thắng phu nhân, năm
Hưng Long thứ hai mươi mốt, gia thêm hai chữ Thuần Trinh. Lại gia phong