khiến gặp địa vị như Trưng Vương biết đâu chẳng khôi phục đất Mê Linh
mà cướp cả Chu Diên, tiếng vang Nhật Nam mà sóng êm hồ Lãng Bạc, làm
những sự long trời động đất vậy.
____________________
Chú thích:
83Theo Lĩnh Nam Chích Quái, tên họ của hai bà là Lạc. Chữ này rất
giống với chữ Lạc nên ta có thể nghi ngờ mà cho rằng có lẽ tác giả Lĩnh
Nam Chích Quái là Trần Thế Pháp đã đồng ý với Lý Tế Xuyên mà công
nhận họ của hai bà Trưng là Lạc. Theo Cương Mục thì Trưng Vương vốn
họ Lạc, lại có họ khác nữa là Trưng (Cương Mục, quyển II, tờ 9b). Chồng
bà Trưng Trắc tên là Thi chứ không phải là Thi Sách (theo Thuỷ Kinh Chú,
q.37, tờ 62).
84 Theo Lĩnh Nam Chích Quái, Trưng Vương đóng đô ở Ô Diên, theo
Cương Mục và phần đông sử sách thì là bà đóng đô ở Mê Linh là huyện
nhà, ở châu Phong nay làng Hạ Lôi tỉnh Phúc Yên.
85 Lĩnh Nam Chích Quái cũng nói rõ là khi xưng vương bà Trưng mới
xưng là họ Trưng. Cương Mục chỉ nói “Lược định được 65 thành ở Lĩnh
Nam, ngài tự lập làm vua, đóng đô ở Mê Linh (hay Mi Linh).
86 Hồ Lãng Bạc: tức Hồ Tây ngày nay, theo Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca,
nhưng theo Maspéro Lãng Bạc ở vào vùng Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Cương
Mục cũng cho Lãng Bạc là Dân Đàm, tức Hồ Tây.
87 Cấm Khê nay ở Vĩnh Yên, phủ Vĩnh Tường. Cứ xem cách giàn trận
của Mã Viện thì Lãng Bạc có thể ở Tiên Du. Tại sao ở miền núi lại không
thể có hồ và sóng bạc? (xem lời chú tỉ mỉ về Cấm Khê trong Cương Mục,
tiền biên, q.II, 11b.)