đánh Nùng Trí Cao năm 1048. Có thể đó là người sinh ra Thường Kiệt. Nếu
quả như vậy thì tại sao Thường Kiết lại thành họ Lý? Mộ chí Đỗ Anh Vũ
trả lời sẵn: ấy vì vua ban quốc tính cho ông. Tuy mộ chí không nói chuyện
ấy xảy ra vào năm nào, nhưng có lẽ vào năm ông được ban hiệu Thiên Tử
Nghĩa Nam. Vua nhận ông làm con nuôi, thì tự nhiên cho ông họ Lý”
(Hoàng Xuân Hãn, Sđd, tr.389). Theo bia của Nhữ Bá Sĩ, Thường Kiệt là
tên tự, tên huý là Tuấn (Sđd, tr.41).
103 Phường Thái Hòa ở vào phía Tây thành Thăng Long, phía Nam đê
Bách Thảo, gần chỗ rẽ xuống trường đua ngựa.
104 Hoàng môn chi hầu là một chức hoạn quan. Bản A.751 của tôi không
nói Lý Thường Kiệt tĩnh thân, nhưng chức Hoàng môn chỉ hầu cho biết rõ
điều ấy. Bản của giáo sư Hoàng Xuân Hãn đầy đủ hơn và chép: “vì ông có
dáng mặt đẹp, nên mới tĩnh thân mà sung vào chức Hoàng môn chỉ hầu”.
Cũng trong Việt Điện U Linh Tập bản của Hoàng Xuân Hãn: “vua thấy mặt
mũi đẹp đẽ, cho ông tiền ba vạn, bảo tự yếm”.
105 Hạ chiếu nam chinh ngày 24‐2‐1069, xuất quân ngày 8‐3‐1069.
106 Chế Củ là Rudravarman III, sau đổi mạng bằng ba châu Bố Chánh
Địa Lý, Ma Linh tức Quảng Bình và Bắc Quảng Trị ngày nay.
107 Bản của tôi chép Thiên Tử Nghĩa Đệ (em nuôi vua) có lẽ hợp lý hơn
bản Hoàng Xuân Hãn chép “Thiên Tử Nghĩa Nam” (con nuôi vua) vì Lý
Thường Kiệt lúc ấy đã 51 tuổi, trong khi Lý Thánh Tông mới 46 tuổi.
Nhưng bản của Hoàng Xuân Hãn hợp với bia Nhữ Bá Sĩ và lịch sử. Lý
Thường Kiệt có lẽ là nghĩa đệ của Lý Nhân Tông.
108 Nhân Tôn lên ngôi ngày 1‐2‐1072, lúc ấy mới 7 tuổi. Lý Thường
Kiệt được thăng chức vì đã ủng hộ bà Ỷ Lan Thái Phi, mẹ vua Nhân Tôn,
để khuynh đảo Hoàng thái hậu Thượng Dương họ Dương. 4 tháng sau ngày
đăng quang của Nhân Tôn, Lý Đạo Thành phe Thượng Dương bị giáng làm
binh bộ thị lang, năm sau Thái hậu bị ép phải chết theo Lý Thánh Tông.