109 Anh Vũ Chiêu Thăng là niên hiệu thứ hai của Lý Nhân Tôn. Làm
vua từ 1072‐1127, Nhân Tôn có tất cả 8 niên hiệu: Thái Minh (4 năm đầu),
Anh Vũ Chiêu Thắng (9 năm sau), rồi đến Quảng Hữu, Hội Phong, Long
Phù, Hội Tường Đại Khánh, Thiên Phù Dực Võ, Thiên Phù Khánh Thọ.
110 Thứ tự Ung, Khâm, Liêm không được đúng, phải để là Khâm, Liêm,
Ung. Cuộc bắc chinh khởi sự từ 15‐9‐1075.
111 Long Phù là niên hiệu thứ 5 của Nhân Tôn, bắt đầu từ 1101 đến
1109.
112 Từ 1082 đến 1101, Lý Nhân Tôn trưởng thành, Lý Thường Kiệt lui
về trấn Thanh Hóa, dựng chùa Linh Xứng, Hương Nghiêm. Sau khi Lý
Nhân Tôn đổi niên hiệu là Long Phù, Lý Thường Kiệt được mời về triều
giữ chức tể tướng. Lúc ấy ông đã 83 tuổi. Chức mới của Lý Công là một
chức cận thần, quản độc mọi việc trong và ngoài cung điện.
113 Diễn Châu ở về phía Bắc tỉnh Nghệ An và có lẽ gồm một ít đất
Thanh Hóa, Việt Điện U Linh Tập không nói rõ về Lý Giác. Lý Giác học
được phép phù thuỷ, dùng âm binh sai khiến quân lính giả (Cương Mục,
chính biên, IV, 3b 42)
114 Bến đò Như Nguyệt: Như Nguyệt là khúc sông Cầu chảy qua làng
Như Nguyệt, chỗ cửa sông Cà Lổ chảy vào sông Cầu, cách Thăng Long 20
cây số. Mặt trận này quyết định sự thắng bại của đôi bên. Phòng tuyến của
quân Tống dài 30 cây số nhưng phòng tuyến của ta cũng rất vững chãi.
Cuối cùng, ta đã thắng một cách vẻ vang nhờ tài điều khiển rất tinh vi của
Lý Thường Kiệt và cũng nhờ ở tinh thần rất cao của quân sĩ (xem thêm
chuyện Trương Hát, cũng trong tập này, tr.46).
115 Vũ Bình: tức Như Nguyệt, hay sông Cầu
116 Lý Thường Kiệt sinh năm 1019 mất vào tháng sáu năm At Dậu
(1106) tại Thăng Long, thọ 86 tuổi (Cương Mục, chính biên, IV 5)
117 Chức tước của Lý Thường Kiệt (theo bia chùa Linh Xứng và lời giải
thích của Hoàng Xuân Hãn (Sđd, tr.386): “Bia Linh Xứng, dựng sau khi Lý