phải là một tác giả đầu tiên và duy nhất của Việt Điện U Linh Tập. Ông chỉ
là một trong những người đã tăng bổ tác phẩm. Lý do của Chư Cát Thị đã
căn cứ trên nhiều văn liệu có thể tin cậy được, đó là những tác phẩm mà
chính Lý Tế Xuyên đã nhiều lần dẫn chứng, tỉ dụ Giao Châu Ký của Triệu
Xương, Giao Chỉ Ký của Tăng Cổn, Sử Ký hoặc còn gọi là Đại Việt Sử Ký
và Ngoại Sử Ký của Đỗ Thiện v.v… Chuyện Sỹ Nhiếp là chuyện đầu tiên
của Việt Điện U Linh Tập gần như là một bản sao lại chuyện Sỹ Nhiếp của
Tam Quốc Chí2; ngoài ra, Lý Tế Xuyên còn nghiên cứu dã sử, tục truyền,
nhất là những thần tích của các làng v.v… và như vậy, nói rằng sách của
ông đã có từ đời Lý cũng không phải là vô lý hẳn. Tuy nhiên, nếu đứng
trong quan điểm tôn trọng tiền nhân của các nhà văn xưa, ta có thể một
phần nào hiểu được rằng sự sử dụng tài liệu, và làm ngược lại sẽ là đi
ngược với tinh thần ấy, đi ngược lại tập quán và phong trào. Như chính Lý
Tế Xuyên đã tuyên bố trong bài Tựa, ông có thể là một người đầu tiên đã
chép lại sự thực “tuỳ thiển kiến ti văn chép thành bộ U Linh này”. Những
tài liệu đã dẫn chứng một cách minh bạch dĩ nhiên xác nhận sự hiện diện
của những tác phẩm đã có trước nhưng không phải vì thế mà phủ nhận phần
sáng tác của Lý Tế Xuyên. Những tác phẩm đã dẫn chứng ở đầu các
chuyện, theo Lê Quý Đôn 3 đến nay đều thất truyền, do đấy, ta không có đủ
bằng chứng để biện biệt chỗ nào là của Lý Tế Xuyên, phần nào là của
những sách đã dẫn, nhưng ít nhất phần sắp đặt các tình tiết trong chuyện,
cách bố cục tác phẩm, sự duy nhất trong lời văn cũng như tính cách nhất trí
của câu khẳng định một phần sáng tạo mà người đọc kỹ có thể nhận ra
ngay. Việc xét sách này sách kia không làm giảm bớt phần độc sáng của Lý
Tế Xuyên mà chỉ biểu lộ sự khiêm tốn, tinh thần trung thực có thể nói được
là khoa học 4 của ông mà thôi.
Trong cuốn Lý Thường Kiệt xuất bản tại Hà Nội năm 1949, trong lời chú
số 1 trang 20, sau khi cho rằng những tài liệu mà Lý Tế Xuyên dùng có thể
có từ đời Lý, giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã viết: “Tựa sách Việt Điện U Linh
có niên hiệu “Hoàng Triều Khai Hữu nguyên niên” tức là đời Trần Hiến
Tông (1329). Nhưng họ tác giả là họ Lý. Biết rằng tất cả họ Lý bấy giờ đã