VIỆT ĐIỆN U LINH TẬP - Trang 10

phải đổi ra Nguyễn, ta có thể nghĩ rằng Lý Tế Xuyên ở đời Lý. Chức của
Lý Tế Xuyên (giữ kinh Đại Tạng, thư hỏa chính chưởng, trung phẩm phụng
ngự, chuyển vận sứ ở An Tiêm lộ) rất có thể là chức đời Lý. Nếu thật như
vậy thì đến đời Trần có kẻ sao lại, thêm và chữa sách Việt Điện U Linh”.
Theo như trên, giáo sư Hoàng Xuân Hãn còn đi xa hơn Chư Cát Thị nữa và
phỏng đoán Lý Tế Xuyên là một nhân vật đời Lý; nhận xét của giáo sư căn
cứ trên sự kiêng huý của đời Trần.

Trong An Nam Chí Lược 5, Lê Trắc viết: “Họ Trần thay lập tất cả tông tộc
nhà Lý và dân chúng có họ Lý đều bắt đổi ra họ Nguyễn để dứt lòng mong
mỏi của dân”. Trong Việt Sử Lược và Thiền Uyển Tập Anh, tất cả họ Lý
đều viết thành họ Nguyễn; phần 2 của Việt Sử Lược đáng lẽ đề là nhà Lý,
đã đề là nhà Nguyễn 6, Lý Đạo Kỷ viết là Nguyễn Đạo Kỷ, Lý Triệt viết là
Nguyễn Triệt v.v…7 Lý Tế Xuyên không thể nào dám đề rõ ràng tên họ của
ông trên đầu tác phẩm nếu tác phẩm được làm vào đời Trần và nếu Lý Tế
Xuyên là người đời Trần, như vậy Lý Tế Xuyên sống vào
đời Lý và Việt Điện U Linh Tập trong tình trạng hiện nay là tình trạng của
một tác phẩm đời Lý đựơc tăng bổ và hiệu đính dưới đời Trần. Nhưng theo
chỗ nghiên cứu của chúng tôi, lý luận của giáo sư Hoàng Xuân Hãn có thể
bổ sung được. Trước hết, sự kiêng huý tuy có thực nhưng không phải lúc
nào cũng tuyệt đối. Trong cuốn Lý Thường Kiệt trang 451, giáo sư cho biết
“tên Lý Đạo Thành trong Việt Sử Lược (1073) đã đổi ra Nguyễn Nhật
Thành”, họ Nguyễn huý tên Trần Lý, ông tổ của nhà Trần, chữ đệm bị đổi
thành Nhật để tránh tên huý của Trần Hưng Đạo. Xem Việt Sử Lược, quyển
II, tờ 15a, ta thấy rõ điều ấy, nhưng cũng chính trong Việt Sử Lược, quyển
II, tờ 10a, tên của Lý Đạo Thành chỉ phải việt là Nguyễn đạo Thành. Lại
nữa, nếu Lý Tế Xuyên là một nhân vật đời Trần thì tên họ của ông cũng đã
phải đổi ra họ Nguyễn rồi, không cần phải là một nhân vật đời Lý mới phải
đổi tên. Vả lại, trường hợp của Việt Điện U Linh Tập có lẽ không thể so
sánh với một cuốn như Việt Sử Lược được. Nhờ một sự tình cờ của lịch sử,
cuốn Việt Sử đã bị thất truyền ở Việt Nam nhưng đến thế kỷ thứ 18, đời
Càn Long nhà Thanh đã được ấn hành và được Tiền Hi Tộ, tự là Tích Chi,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.