Mình bắt đầu nhận ra rằng Anne Frank, Zlata Filipovic và mình có rất
nhiều điểm chung. Tất cả bọn mình cùng bị nhốt vào một kiểu lồng nào đó.
Cái lồng của Anne là vùng đất bí mật mà cô ấy và gia đình ẩn náu, là gác
mái nơi chia sẻ hầu hết thời gian sống của cô ấy. Cái chuồng của Zlata lại là
căn hầm nơi cô ấy dùng làm chốn dung thân, tránh bom đạn. Còn cái lồng
của mình lại chính là căn nhà của mình.
Cũng như Anne và Zlata, mình cũng có một kẻ thù độc tài: cha mình.
Trong mắt mình, ông ấy không phải là người thực hiện đúng vai trò của một
người làm cha, vậy nên mình chỉ coi ông như một người hiến tinh trùng.
James không cho phép bọn mình gọi ông là “cha” hay “bố”, hay bất kỳ một
danh xưng thân mật nào. Ông nói danh xưng không phải là tên ông; vì vậy,
bọn mình phải gọi ông như vậy, bằng tên James của ông.
Thật không may là mình chẳng có điểm gì giống với Anne Frank và
Zlata Filipovic trong vấn đề liên quan tới bố. Từ những gì đọc được, mình
biết cha họ có vẻ thực sự rất thương yêu họ. Tuy nhiên, mình lại thấy ái
ngại cho họ vì những tình huống, những hoàn cảnh mà họ bắt buộc phải
chịu đựng. Chẳng hạn, mình có thể dễ dàng coi James là Hitler, còn gia
đình mình là những người Do Thái. Dù không thực sự giống như cuộc
chiến mà Hitler khơi mào nhưng cuộc chiến trong gia đình mình cũng là kết
quả của sự thờ ơ và ngu ngốc. Cũng như mọi cuộc chiến khác, cuộc chiến
này cũng có kẻ thù. Cũng có những nạn nhân vô tội, cũng có sự phá hủy,
cũng có bạo lực vô nhân tính, cũng có chuyện di tản, cũng có kẻ thắng và
người thua.
Mình đã được đọc về những điều kỳ quái diễn ra ở trại tập trung trong
Thế chiến thứ hai. Mình đã được đọc về việc họ bị tra tấn như thế nào, bị bỏ
đói ra sao, bị cắt xẻo một phần thân thể cho tới khi không còn nhận ra đó là
một con người như thế nào. Mình đã từng chứng kiến mẹ bị James đánh đến