người. Với ai ông Cẩn cũng gọi là thằng nọ, thằng kia, ngay cả với ông Bảo
Đại. Ông Cẩn chỉ trích và chê bai tất cả các đảng phái và thường huyênh
hoang bảo rằng "bọn Đại Việt, Việt Quốc có đến mời tôi làm lãnh tụ nhưng
"bọn đó" chẳng làm nên trò trống gì nên tôi từ chối". Ông Cẩn có tiếng nói
rõ ràng và cặp mắt rất sắc, đôi lông mày rậm và hơi xếch lên theo cái tướng
của những người hiểm ác, dám làm những việc táo bạo. Sáu người con trai
của ông Ngô Đình Khả ai cũng học hành thành tài và có sự nghiệp, chỉ riêng
ông Cẩn mới học đến lớp ba tiểu học thì vì ham chơi mà đứt ngang việc học
hành. Cũng vì thế mà khi lớn lên, Ông Cẩn chỉ lo việc đồng áng, chăm sóc
bà cụ thân sinh và phụ trách các việc quan, hôn, tang, tế trong giòng họ Ngô
Đình.
Từ năm 1948, một phần vì tổ chức bị tan rã từ trước và phần khác vì ông
Diệm không có mặt thường trực tại Huế. nên số cán bộ cũ không còn lại bao
nhiêu người, chỉ thưa thớt có các ông Võ Như Nguyện, Trần Văn Hướng,
Nguyễn Vinh, và tôi, vốn là những đồng chí cũ của ông Diệm từ thời tiền
1945.
Dần dần, nhờ nỗ lực phát triển của chúng tôi và nhất là nhờ có một số người
ý thức được rằng giải pháp Bảo Đại chưa phải là một giải pháp lâu dài để
giải quyết dứt khoát và toàn bộ vấn đề Việt Nam, nên họ lượng định lại "lá
bài" Ngô Đình Diệm, và muốn liên hệ với chúng tôi như một lối thoát chính
trị trừ bị, do đó họ cùng đến sinh hoạt và ủng hộ chúng tôi. Nhóm này có
các ông Nguyễn Đôn Duyến, Tôn Thất Trạch, Phạm Văn Nhu, Trương Văn
Huế, Phùng Ngọc Trưng, Nguyễn Văn Đông, Bùi Tuân, Huỳnh Hữu Hiến...
Linh mục Nguyễn Văn Thính thuộc dòng Chúa Cứu Thế ở Huế, cũng
thường lui tới ngôi nhà Phú Cam để yểm trợ và theo dõi tình hình.
Số lượng ủng hộ ông Diệm càng ngày càng gia tăng, phần đông là các linh
mục và những người theo Công Giáo. Tuy nhiên, cho đến ngày ông Diệm
về nước (vào năm 1954), số lượng đó chỉ hơn 30 người ở khắp bốn tỉnh
miền trung Trung phần. Ông Trần Điền (sau này là nghị sĩ Quốc Hội thời