ông Diệm lên cầm quyền). Giáo dân sống tràn ngập vùng Phú Thọ, Ngã Tư
Bảy Hiền, Ngã Ba Ông Tạ, vùng Lăng Cha Cả, vùng Hạnh Thông Tây, vùng
Tân Châu Sa, Ngã Ba Chú Ía, vùng Tân Định, Gò Vấp... Cứ nhìn khu Phạm
Ngũ Lão náo nhiệt gần chợ Sài Gòn thì đủ thấy các cơ sở thương mại, kinh
tế, báo chí đa số đều do người Công giáo làm chủ. Cứ nhìn vào con số các
trường tư thục ta sẽ có ý niệm về sức bành trướng ảnh hưởng của người
Công giáo tại miền Nam Việt Nam dù dân số họ thua kém cả hai tôn giáo
Hòa Hảo và Cao Đài. Cho đến năm 1969 (trên toàn quốc) Công giáo có
1256 trường Trung, Tiểu học và Mẫu giáo [1]. Trong lúc đó thì mãi cho đến
năm 1970, Phật giáo mới chỉ có 160 trường Trung, Tiểu học Bồ Đề [2]. Còn
cơ sở giáo dục của hai tôn giáo Cao Đài và Hòa Hảo thì thật vô cùng khiêm
tốn, nếu không muốn nói là con số không. Cao hơn nữa, cho đến cuối năm
1963, toàn miền Nam chỉ có thêm 2 trường Đại Học đều do hai Linh mục
Công giáo làm Viện trưởng là Huế và Đà Lạt. Và Viện trưởng Đại Học Huế
là Linh Mục Cao Văn Luận chỉ có bằng Cử nhân.
Chỉ một lãnh vực trên, khi phóng rộng ra mà không sợ sai nhiều, ta cũng
thấy được sự hoạt động xông xáo của người Công giáo di cư về mọi mặt,
đặc biệt là về mặt chính trị, thứ chính trị tranh giành địa vị, danh lợi. Đã thế
người Công giáo Việt Nam còn được Hoa Kỳ, cả chính quyền, giáo hội lẫn
tư nhân tin cậy, yểm trợ hết lòng về phương tiện và thế lực nên Công giáo
Việt Nam càng bành trướng quyền lực mau lẹ và dữ dội.
Người Công giáo “Bắc kỳ”, như Jean Lacouture đã nói trong tác phẩm của
ông, là hạng người hiếu động, “to mồm”, mang nặng hận thù với người Việt
dân tộc từ thế kỷ thứ 17, 18. Họ lại cuồng tín, giáo điều, và hẹp hòi đến độ
bất nhân cho nên sau cái chết của ông Diệm họ vẫn không chịu công nhận
tội lỗi và trách nhiệm để trở về hòa đồng với đại khối dân tộc. Họ tìm cách
vùng lên, tìm cách tái tạo thế lực hầu tiếp tục quá khứ vàng son của họ để
vừa có thể nắm được chính quyền vừa để trả thù những lực lượng dân tộc
vốn chỉ là nạn nhân của họ. Sau cái chết của ông Diệm, người Công giáo trở
nên đoàn kết hơn. Cả những người đã từng chống đối anh em ông Diệm
cũng quay về đứng chung một giới tuyến, làm hậu thuẫn cho ông Nguyễn
Văn Thiệu mà trường hợp linh mục Hoàng Quỳnh và Cao Văn Luận là điển