- Trần Quang Thành: Bộ trưởng Phủ Thủ tướng.
- Lê Quang Luật: Bộ trưởng Thông Tin.
- Nguyễn Ngọc Thơ: Bộ trưởng Nội Vụ.
- Lê Ngọc Chấn: Bộ trưởng Quốc phòng.
- Bùi Văn Thinh: Bộ trưởng Tư Pháp.
- Nguyễn Văn Thoại: Bộ Trưởng Kinh Tế.
- Trần Hữu Phương: Bộ Trưởng Tài Chánh.
- Phạm Duy Khiêm: Phát ngôn viên Phủ Thủ tướng [9]
Nhìn vào thành phần chính phủ trên đây ta thấy có một số nhân vật có uy
tín, có thành tích đấu tranh, số khác là những nhà trí thức khoa bảng hoặc là
thành phần quan lại cũ, nhưng không có nhân vật nào nằm gai nếm mật xả
thân cho Cách mạng chống Pháp chống Việt Minh như anh em ông Diệm
thường hô hào. Và đại đa số những Tổng, Bộ trưởng trong nội các lại càng
chưa bao giờ "cầm súng kháng chiến" như lời tuyên bố của ông Diệm tại
Hồng Kông năm 1950 khi ông bắt đầu cuộc hành trình vận động quốc tế.
Điều mỉa mai là trong số 16 nhân vật cộng tác với ông Diệm trong chính
phủ đầu tiên này, chỉ trừ các ông Nguyễn Dương Đôn và Phạm Duy Khiêm
là không nghe nói đến có mâu thuẫn và chống đối với ông Diệm hay chế độ
của ông, 14 vị còn lại dần dần đều đứng trong tư thế đối lập hoặc trở thành
kẻ thù của ông Diệm. Ngay như hai ông Bùi Văn Thinh và Trần Chánh
Thành, những người từng chia sẻ cay đắng, đồng lao cộng khổ với ông
Diệm trong những năm 1954, 1955, mà rồi cũng bị bạc đãi để phải đi ra
nước ngoài theo chính sách "được làm Vua thua làm Đại sứ". Kỹ sư Trần
văn Bạch chỉ vì không chịu hô "Ngô Thủ tướng muôn năm" trong lễ chào
cờ mà bị mất chức, bị gán cho là thân Bình Xuyên và bị theo dõi [10]. Ông
Nguyễn Ngọc Thơ, người bạn chí thân của ông Diệm, cuốí cùng rồi cũng
theo phe cách mạng 1-11-63. Ông Nguyễn Văn Thoại làm Bộ trưởng mấy
tháng rồi cũng chán nản từ chức bỏ nước ra đi v.v...
Một điểm cần lưu ý ở đây là từ năm 1956, nghĩa là khoảng tám tháng sau
khi truất phế Cựu hoàng Bảo Đại và thành lập nền Cộng Hoà, chính phủ ban
hành đạo luật xem ngày 7 tháng 7 như một quốc lễ (lễ Song Thất) và đồng
thời bài "Suy tôn Ngô Tổng Thống" được hát sau bài quốc ca trong tất cả