VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - Trang 143

mọi lễ chào quốc kỳ của tất cả mọi trường hợp (Bài hát đại ý tôn vinh cá
nhân Ngô Tổng thống anh minh đã cứu nguy cho dân tộc), mà trong phần
điệp khúc có câu “Toàn dân Việt Nam nhớ ơn Ngô Tổng thống. Ngô Tổng
thống, Ngô Tổng thống muôn năm
” đã được quần chúng nhại lại một cách
châm biếm là "Toàn dân Việt Nam nhớ ăn tô hủ tiếu. Tô hủ tiếu, Tô hủ tiếu
ngon ghê!". Lễ song thất và bài ca suy tôn Ngô Tổng thống là một sự bắt
chước thô kệch và thất nhân tâm của ngày lễ Song Thập, vốn là quốc khánh
của Trung Hoa Dân quốc để kỷ niệm ngày cách mạng Tân Hợi thành công
(10-10-1911). Thô kệch về hình thức vì một bên là vinh danh một cuộc cách
mạng, một bên là suy tôn một cá nhân; và thất nhân tâm là vì nội dung của
nó, một bên mô tả lại một cuộc cách mạng gian khổ để đạp đổ nền quân chủ
phong kiến, còn một bên mô tả lại một cá nhân “bao năm lê gót nơi quê
người
” mà ai cũng biết là "lê gót" để đi vận động chính trị chứ không phải
xuất dương để đấu tranh cách mạng gian khổ.
Tội nghiệp ông Diệm đã từng chống lại Bảo Đại rồi "lê gót" từ Việt Nam
qua Rome, qua Mỹ mong cầu hai thế lực này đưa ông về nước làm lãnh tụ,
không ngờ ông còn buộc phải qua cái cầu Bảo Đại nữa mới mong làm được
Thủ tướng. Theo linh mục Cao Văn Luận trong Bên Giòng Lịch Sử thì giữa
năm 1953, ông Diệm "lê gót" từ Mỹ qua Pháp mong cầu gặp Đức Quốc
trưởng nhưng chờ chực ba tháng trời mà không được Quốc trưởng tiếp kiến
làm cho ông bồn chồn, lo âu, bực tức đến phải trách móc than thở. Thấy thái
độ lãnh đạm của Cựu hoàng Bảo Đại, ông Diệm lại phải "lê gót" qua Bỉ để
đợi thời. Cho đến khi Ngoại trưởng Foster Dulles yết kiến vua Bảo Đại để
vận động cho ông Diệm, vua Bảo Đại mới chịu tiếp kiến ông Diệm và sau
đó cử ông làm Thủ tướng.
Chỉ là một Thủ tướng được Quốc trưởng chỉ định chứ không phải do con
đường cách mạng mà lên cầm quyền cho nên các văn kiện như sắc lệnh, như
Dụ, v.v... ông phải ký "thừa lệnh Đức Quốc trưởng". Sau khi thành lập chính
phủ mà ông đã từng chỉ trích chống đối, ông Diệm cử Ngoại trưởng Trần
Văn Đỗ và ông Nguyễn Hữu Châu, một luật sư danh tiếng, anh em cột chèo
với ông Ngô Đình Nhu, đi tham dự hội nghị Genève thay thế phái đoàn của
chính phủ Bửu Lộc do giáo sư Nguyễn Quốc Định cầm đầu; đồng thời bổ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.