năm 1954, Molotov, trưởng phái đoàn Nga Sô, triệu tập một buổi họp không
chánh thức tại biệt thự Le Bocage nơi ông ta đang trú ngụ, ông Bedell Smith
của phái đoàn Mỹ và Ngoại trưởng Trần Văn Đỗ không được mời tham dự.
Hiện diện tại buổi họp có Mendès-France, Chu Ân Lai, Ngoại trưởng Eden
của Anh, và ông Phạm Văn Đồng. Ông Đồng mở đầu bằng đề nghị chia đôi
Việt Nam theo vĩ tuyến 16, Mendès-France vẫn nhất định đòi vĩ tuyến 18.
Sau một hồi bàn cãi quyết liệt, cuối cùng Molotov lớn tiếng: "Thôi hãy đồng
ý với nhau vĩ tuyến 17 đi" và đề tài thảo luận chuyển qua thời biểu cho cuộc
tổng tuyển cử thống nhất đất nước.[11]
Số phận Việt Nam thế là được định đoạt bằng một câu nạt nộ của một viên
chức người Nga trong một biệt thự kín cổng cao tường của nước Thuỵ sĩ.
Không có ai trong buổi họp lịch sử đó là người phía Việt Nam quốc gia cả.
Hiệp ước 20-7-54 này qui định chấm dứt mọi hành động thù nghịch giữa
các phe lâm chiến, tạm chia nước Việt thành hai miền tại vĩ tuyến thứ 17
trong lúc chờ đợi một cuộc tổng tuyển cử toàn quốc vào mùa hè năm 1956.
(Theo nhiều sử sách ngoại quốc thì trước cuộc họp tại biệt thự Le Bocage,
Chu Ân Lai, Ngoại trưởng Trung Cộng, đã gặp riêng ông Phạm Văn Đồng
và cho biết là phải chấp nhận vĩ tuyến 17).
Như vậy là sau 10 năm máu lửa và với hơn bốn trăm ngàn thường dân và
quân nhân chết cả ở hai phía, chủ nghĩa, chế độ, xã hội và con người Cộng
Sản bắt đầu công khai xuất hiện và quản trị miền Bắc. Còn tại miền Nam
Việt Nam, chủ nghĩa và chế độ gọi là quốc gia bắt đầu biến mất để nhường
lại cho một chủ nghĩa và một chế độ gọi là “chống Cộng kiểu Công Giáo”,
dù Hiến pháp có gọi là nước Cộng Hoà, có gọi định chế quốc gia là Tổng
thống chế, và dù giai tầng lãnh đạo có gọi chủ thuyết chỉ đạo quốc gia là
nhân vị.
-o0o-
Cuối tháng Bảy, tuy chưa mãn khoá nhưng lớp của chúng tôi cũng phải
xuống Hải Phòng đợi tàu di tản vào Nam. Năm giờ chiều, con tàu Saint
Michel từ từ rời bến. Đứng trên boong tàu, tôi nhìn lại quê hương miền Bắc
lần chót, lòng tái tê trước cảnh biệt ly.
Miền Bắc không phải là nơi chôn nhau cắt rốn nhưng Bắc-Trung-Nam như