dân để bày tỏ sự bất mãn đối với chế độ bảo hộ và nhất là đối với triều đình
mục nát già nua, người Pháp bèn lợi dụng việc vua trẻ Bảo Đại hồi loan để
trẻ trung hóa triều đình, và hứa sẽ để cho nhà vua thực hiện một số cải cách
mong xoa dịu lòng dân, mà việc đầu tiên là sa thải lớp quan lại già cả về
hưu trí để thay thế bằng một lớp người trẻ trung hơn.
Những quan lại lớn tuổi này chẳng những là lớp người lạc hậu không hợp
thời để theo kịp với dân trí mỗi ngày một tiến bộ, mà đa số những vị quan
này là những nịnh thần tham nhũng, làm tay sai cho Pháp. Bài thơ của Cụ
Nghè Ngô Đức Kế dưới đây đủ nói lên cái tư cách của lớp quan lại áo mão
xênh xang mà thật ra chỉ là những con bung xung làm gai mắt mọi người:
Cu li đành phận chớ ra oai,
Chuyên chế ăn quen thói cũ hoài.
Quân chủ cờ bay vui trước mắt,
Dân quyền trống đánh chán bên tai.
Bài, Liêm giảo hiểm khoe tài trí
Huề, Thụ thông minh gọi bất tài.
Cấm hết công môn tiền hối lộ,
Ngoài ra Tiềm Để mặc lòng ai. [13]
(Bài, Liêm, Huề, Thụ là tên bốn vị Thượng thư mà Bài tức là ông Nguyễn
Hữu Bài người đỡ đầu cho ông Diệm, và Huề tức là ông Thân Trọng Huề,
ông ngoại của bà Ngô Đình Nhu).
Trong lớp quan lại già nua đó, người nổi tiếng nhất là ông Nguyễn Hữu Bài.
Nổi tiếng vì ông đã là tay sai đắc lực nhất của hai thế lực Thực Dân lúc bấy
giờ. Một là hệ thống cai trị của Pháp, và một là hội Truyền giáo Hải ngoại
Pháp. Ông cũng nổi tiếng vì với tư cách đó, ông lại là vị tể tướng cầm đầu
triều chính trong thời gian vua Bảo Đại du học tại Pháp, quả thật ông
Nguyễn Hữu Bài là một thứ vua không ngai. Thời bấy giờ, số phận quan lại
từ trên xuống dưới đều nằm trong tay ông, đời sống nhân dân cũng nằm
trong tay ông qua những chính sách ông đề nghị với chính phủ Bảo Hộ.
Theo giáo sư Nguyễn Văn Xuân thì ông Nguyễn Hữu Bài có đến 5 đồn điền
chung quanh Huế, có đồn điền rộng đến cả 1.000 mẫu ruộng. Phê bình ông
Nguyễn Hữu Bài, vị giáo sư đại học Huế đã viết: