VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - Trang 226

đàng hoàng, dáng điệu đường bệ chững chạc. Rất nhiều tài liệu cho thấy
ông Bảo Đại không phải là con ruột của vua Khải Định, vì vua Khải Định
mang bịnh bất lực không thể gần gũi đàn bà.
Vua Bảo Đại húy là Vĩnh Thụy, sinh năm 1913 (Quý Sửu) tại kinh thành
Huế. Ngày 28 tháng 4 năm 1922, ông được vua cha tấn phong làm Đông
Cung Hoàng Thái Tử, nghĩa là tước vị của một thái tử sẽ được quyền nối
ngôi vua. Ngày 15 tháng 5 năm 1922, khi ông mới lên chín tuổi, thì được
vua cha và chính phủ Bảo Hộ cho đi Pháp du học. Trong thời gian ở Pháp,
ông được vua Khải Định gởi gấm cho ông Charles (một vị cựu khâm sứ
Trung kỳ) để giám hộ như một người cha nuôi săn sóc trông coi. Năm 1925,
khi vua Khải Định băng hà, Bảo Đại về nước để chịu tang và để làm lễ đăng
quang lên ngôi Hoàng Đế. Sau đó, ông trở lại Pháp để tiếp tục việc học cho
đến năm 1932 thì về nước vĩnh viễn, và chính thức tức vị để điều khiển triều
đình An Nam.
Nhân dân ta từ ngày bị Pháp đô hộ vẫn liên tục kiên cường chiến đấu chống
lại kẻ thù xâm lăng. Ngay cả dưới triều Khải Định mà việc nước hầu như đã
khoán trắng cho thực dân Pháp và cho Hội Truyền Giáo Hải Ngoại Pháp
qua ông Võ Hiển Nguyễn Hữu Bài (nhất là trong khoảng thời gian 1925–
1932, từ khi vua Khải Định băng hà cho đến ngày ông Bảo Đại về nước
chấp chánh), lửa cách mạng vẫn hừng hực cháy trong lòng dân tộc Việt.
Ngọn lửa đó đã được đốt bừng lên và được nuôi dưỡng mạnh nhờ ảnh
hưởng của bản án tử hình chí sĩ Phan Bội Châu. Lửa cách mạng mãnh liệt
đến nỗi trước cao trào đấu tranh của toàn dân phản kháng bản án này, thực
dân đành phải hủy bản án và đem Cụ về quản thúc tại kinh thành Huế
(1925). Trong khoảng thời gian đó, những phong trào cách mạng và những
biến động quan trọng đã liên tiếp xảy ra: đảng Tân Việt Cách Mạng gồm đa
số là những trí thức trẻ ra đời tại Huế, phong trào Sô Viết nổi lên ở Nghệ
Tĩnh và cuộc nổi loạn đẫm máu của Việt Nam Quốc Dân Đảng ở Bắc Việt
do anh hùng Nguyễn Thái Học cầm đầu. Lại còn ảnh hưởng của phong trào
Cường Để tại hải ngoại, của Phong Trào Đông Kinh Nghĩa Thục, của cuộc
tranh đấu đòi dân quyền của chí sĩ Phan Chu Trinh… tất cả đã là những hỏa
sơn ầm ĩ cháy trong lòng dân tộc. Vì vậy, trước ý chí đối kháng của nhân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.