VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - Trang 237

thượng, hy sinh bệ ngọc ngai vàng, hy sinh cả sự nghiệp mấy trăm năm trời
của vua chúa nhà Nguyễn mà lúc bấy giờ vào thời điểm quân Pháp đang
lăm le tái chiếm Việt Nam, quốc dân đã quên hết cái dĩ vãng 20 năm trời
làm vua bù nhìn của vua Bảo Đại để chỉ thấy nơi ông một công dân Vĩnh
Thụy đầy lòng yêu nước.
Năm 1946, khi Cựu Hoàng đang thong dong với đời sống tự do của một
công dân thì ông Hồ Chí Minh, vì gặp nhiều khó khăn chống đối, nên muốn
nhường quyền lại cho ông để ông hứng chịu những hậu quả đen tối của tình
thế. Tuy nhiên ông Bảo Đại đã không tham quyền tham danh để bị mắc
mưu. Ông kể chuyện này cho ông Phạm Văn Bính nghe khi ông Bính đến
gặp ông ở một biệt thự tại đường Trần Hưng Đạo, Hà Nội. (Lúc bấy giờ,
ông Bính đang là cộng sự viên của ông Nguyễn Tường Tam và đang hoạt
động cho phong trào Ngũ Xã, một phong trào chống Cộng do bác sĩ Phan
Quang Đán cầm đầu).
Cựu Hoàng mỉm cười bảo tôi:
Tôi đã nhã nhặn nhưng cương quyết từ chối. Cụ Hồ khôn ngoan quá mức.
Một là Cụ thử lòng tôi còn ham chính quyền không, hai là Cụ muốn trút lên
đầu tôi những sự khó khăn hiện tại.
Cụ thấy sinh viên, thanh niên và dân chúng biểu tình đòi Việt Minh trả lại
chính quyền cho tôi. Cụ làm như Cụ dân chủ tột bực. Cụ biết nội các nào
cũng không qua nổi mặt Việt Minh, và một khi nội các Vĩnh Thụy không
làm được gì cho quốc dân đồng bào, thì sinh viên, thanh niên đang ủng hộ
tôi sẽ chán nản và không còn tín nhiệm tôi nữa.
Tôi đã thoái vị để được hưởng tự do của một người công dân, chẳng lẽ tôi
tham một chức Thủ tướng làm bù nhìn cho Cụ Hồ hay sao? [19]
Vai trò Cộng Sản quốc tế của ông Hồ Chí Minh lần lần hiện rõ nên lợi dụng
chuyến đi Trùng Khánh, khi trở về, vua Bảo Đại đã ở lại luôn Hồng Kông.
Sau đó, theo lời kêu gọi của người Quốc gia, ông đứng ra thương thuyết với
đại diện của Pháp, ông Bollaert, Cao ủy của Pháp tại Đông Dương.
Kể về giai đoạn này, ông Đoàn Thêm, một nhà văn nổi tiếng, một cựu Đổng
lý Văn phòng của Bộ Phủ Tổng Thống Việt Nam Cọng Hòa, đã viết:
Ngày 15-5-1947 và ngày 10-9-1947 tại Hà Đông, ông Ballaert đọc diễn văn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.