nguyên, v.v… của xứ Việt Nam. Ông cũng hoàn bị công trình của các Giáo
sĩ Bồ Đào Nha trưóc đó, dựa vào chữ La tinh mà chế ra chữ Quốc ngữ, để
trước hết là cho giáo dân dễ học Kinh thánh và dễ dàng giao thiệp với
những thừa sai ngoại quốc. Nhiều lần ông đã bị chúa Trịnh đuổi đi, nhưng
từ Áo Môn, năm 1640 ông tìm cách trở lại Việt Nam để hoạt động cho đến
năm 1645:
Năm đó, cấp trên bảo ông trở về Âu châu để xin viện trợ vật chất và tuyển
người truyền giáo mới. Ông đến La Mã năm 1649 đúng lúc Toà thánh cố
tách rời việc truyền giáo tại châu Á ra khỏi quyền hành thế tục của Bồ Đào
Nha. Ông trình bày trước Hiệp Hội Truyền Giáo “Congrégations
Propaganda Fide”, kế hoạch thiết lập tại Việt Nam một giáo đoàn thoát
khỏi sự bảo trợ của Bồ Đào Nha. Được Giáo hoàng hân hạnh tiếp nhận. Vị
tu sĩ dòng Tên xứ Avignon được lựa chọn trong mục đích đó, Alexandre de
Rhodes bèn quay về Pháp.
Ông viết: “Tôi tin rằng Pháp, vì là nước ngoan đạo nhất thế giới, sẽ cung
cấp cho tôi nhiều binh sĩ để đi chinh phục toàn thể phương Đông. Cũng như
ở đó tôi sẽ có cách có nhiều Giám mục vốn là các Cha và các Thầy của
chúng ta ở trong nhà thờ. Tôi rời La Mã ngày 11-9-1652 với ý định đó.”
Về Paris, Alexandre de Rhodes gặp một nhóm linh mục trẻ liền quyết tâm
biến việc đào tạo này thành sự vụ riêng của Pháp (affaire Francaise). Đó là
thời kỳ chính trị Pháp bắt đầu chịu ảnh hưởng sự thu hút của biển cả. Được
Hoàng hậu Pháp và một nhân vật cao cấp ủng hộ, kế hoạch bị Bồ Đào Nha
tấn công mạnh mẽ, họ viện dẫn sự bảo trợ hoàn toàn mà năm 1493 Giáo
hoàng Alexandre Borgia đã giao cho họ. Alexandre de Rhodes chết năm
1660 khi chưa thấy được kế hoạch của mình thực hiện, nhưng cố gắng của
ông đã thành tựu. Năm 1658 La Mã bổ nhiệm hai vị đại diện Tông Toà
người Pháp là Francois Pallu (1626-1684) và Lambert De la Motte (1637-
1693) đại diện trực tiếp Giáo hoàng… Lịch Sử của Hội này (Hội Truyền
Giáo Hải Ngoại Pháp) sẽ gắn liền chặt chẽ với lịch sử chiếm đóng của Pháp
tại Việt Nam (La Société des Missions Etrangères fut alors créée dont
l’histoire allait être intimement liée avec celle de l’implantation francaise au
Vietnam). (Xem Đạo Thiên Chúa và Chủ nghĩa Thực dân tại Việt Nam, luận