động cho mưu đồ thực dân Pháp và lộ rõ vào năm 1649 khi được yết kiến
Giáo Hoàng. Tuy nhiên, mưu đồ chưa thành hình thì ông đã chết, sự nghiệp
thực dân của ông ta được giáo sĩ Pallu tiếp nối.
Còn ông Yoshiharu Tsuboi, giáo sư đại học Đông Kinh xuất thân từ Đại học
Paris, trong cuốn “L’Empire Vietnamien Face à la France et à la Chine”
(trang 31-57) đã viết như sau:
“…Sau hết người ta đã thảo luận dài dòng về những nguyên nhân của sự
can thiệp và xâm chiếm thuộc địa của Pháp tại Việt Nam, tác giả này thì
nhấn mạnh vào những nguyên nhân chính trị, tác giả khác lại chú ý tới
những nguyên nhân kinh tế.
Phần chúng tôi, chúng tôi muốn tập trung sự chú ý vào những người Pháp
từng làm việc tại Việt Nam, qua đó và căn cứ vào quá trình truyền thông
những tin tức về mọi mặt có liên quan đến Việt Nam để đưa về Pháp. Làm
thế nào để cho nổi rõ những nguồn thông tin từng thúc bách chính phủ
Pháp phải can thiệp vào Việt Nam và chiếm lấy nước này làm thuộc địa (…
de mettre en évidence les sources de renseignements qui ont déterminés
l’intervention des gouvernements Francais au Vietnam et la colonisation de
ce pays). Rút lại, tôi muốn đưa ra mấy yếu tố để trả lời một câu hỏi đơn
giản song quan trọng: Tại sao không phải Anh Cát Lợi, Hòa Lan, Bồ Đào
Nha, Tây Ban Nha mà chỉ có một mình nước Pháp “gắn bó” với Việt Nam?
Và mặt khác tại sao không phải Phi Luật Tân, Triều Tiên, Nhật Bản, Xiêm
La mà chỉ có nước Việt Nam bị Pháp gắn bó?”
Câu trả lời của vị giáo sư Nhật Bản là:
“Trong công cuộc “Phúc âm hóa” nước Việt Nam có một tổ chức và năm
giáo sĩ người Pháp đã giữ một vai trò quan trọng: Hội Thừa Sai Paris và
các giáo sĩ Alexandre de Rhodes, Francois Pallu, Pigneau de Béhaine,
Francois Marie Pellerin và Paul Francois Puginier”.
Như vậy là từ khi đến Việt Nam năm 1624, Alexandre de Rhodes đã nghiên
cứu tình hình chính trị, kinh tế, địa dư nước Việt Nam, huấn luyện và tổ
chức những tập đoàn tín đồ Thiên Chúa giáo bản xứ trung thành với Toà
thánh Vatican rồi trở về Âu châu năm 1645 và qua năm 1646 trình bày kế
hoạch Phúc âm hóa Việt Nam với Giáo Hoàng và trình bày kế hoạch thôn