“Hội Hè Đình Đám” của Toan Ánh và lời nhận xét của tạp chí Ánh Sáng
Dân Tộc số 2 tháng 11 năm 1989) được trích đăng vào phần Phụ Lục cuốn
sách này chứng minh một cách hùng hồn việc người Công giáo Việt Nam
vẫn cứ ôm chặt chân người Pháp, vẫn coi nước Pháp là Mẫu quốc và vẫn
vinh danh cố linh mục Trần Lục (Phát Diệm), kẻ đã làm tay sai đắc lực cho
quân đội Pháp trong cuộc xâm lăng Việt Nam, đặc biệt là đã cùng với 5000
giáo dân giúp Pháp triệt phá chiến khu Ba Đình của anh hùng Đinh Công
Tráng.
Trong khung cảnh đất nước lúc bấy giờ, và thể hiện rõ ràng trong đời sống ở
thôn quê cũng như ở thị thành, ở trong chính quyền cũng như ở ngoài quần
chúng, ba luồng ý thức đối nghịch nhau như nước với lửa, như đêm với
ngày, chi phối toàn bộ sinh hoạt quốc gia Việt Nam là ý thức dân tộc nhân
bản của nền Tam giáo, ý thức độc thần của Kitô giáo, và ý thức duy vật của
chủ nghĩa Mác-Lê. Thời đô hộ, những mâu thuẫn ý thức dưới hình thái văn
hoá đó chỉ xảy ra ngấm ngầm giữa ba thành phần dân chúng nhưng chưa
đến nỗi khốc liệt vì lực lượng Công giáo Việt Nam vẫn còn nắm được ưu
thế tuyệt đối nhờ có bộ máy quyền lực của thực dân che chở bảo vệ.
Nhưng cuộc tranh chấp của ba luồng ý thức bổng bộc phát mãnh liệt và trở
thành một cuộc sống mái tay đôi sau Đệ Nhị Thế Chiến khi thế lực thực dân
đế quốc bắt đầu suy yếu và khi nền móng của nền Tam Giáo bắt đầu lung
lay.
Thật vậy, trong cuộc chiến tranh Đông Dương thứ nhất (1945-1954), Cộng
Sản kiểm soát và điều động kháng chiến trong phong trào Việt Minh, hô hào
toàn dân chống xâm lăng giành độc lập cho nước nhà và trở thành một lực
lượng quần chúng lớn. Còn thực dân Pháp thì mượn chiêu bài chống Cộng
để che dấu âm mưu tái chiếm Việt Nam bằng cách dựa vào một chút chính
danh của hư vị triều đình nhà Nguyễn và một chút chính nghĩa từ hậu thuẫn
của hầu hết giáo dân Việt Nam để cũng trở thành một lực lượng (chính
quyền) lớn. Riêng Phật giáo và những đại bộ phận khác của dân tộc, thế
không thể dựa được vào ngoại bang, lực không kết tụ được thành sức mạnh,
đành nằm trong cảnh trên đe dưới búa và chuyển địa bàn ý thức và ảnh
hưởng vào nông thôn với lòng hoài vọng về một ngày thành công của kháng