VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - Trang 32

quốc gia, kì thị, khủng bố và đàn áp các tôn giáo trong đó có Phật giáo. Bị
kẹt giữa hai kẻ đối nghịch, Phật giáo phải chịu đựng thống khổ nhục nhã
suốt gần 9 năm trời dưới chế độ độc tài Công giáo trị Ngô Đình Diệm. Cho
đến 1963, tình trạng không thể chịu đựng được nữa, lại nhân vì ông Ngô
Đình Diệm ra lệnh hạ cờ Phật giáo nhân dịp lễ Phật Đản, Phật tử, dưới sự
lãnh đạo của Giáo hội Phật giáo, buộc phải vùng lên đấu tranh đòi hỏi bình
đẳng tôn giáo, đòi hỏi tự do hành đạo như bên Công giáo, mở đầu cho một
cuộc vận động cách mạng dân tộc. Cuộc đấu tranh của Phật giáo là cuộc đấu
tranh bất bạo động và hợp lòng dân nên đã mang một tầm vóc rộng lớn vì
được sự ủng hộ của đa số nhân dân của tất cả các tỉnh, thị miền Nam.
Cuộc tranh chấp công khai của người Việt Nam trước đây chỉ có hai phe
lâm trận, nay lại có thêm phe thứ ba là Phật giáo. Cuộc tranh chấp ý thức hệ
này từ nay được lãnh đạo bởi ba lý thuyết chánh trị rõ rệt: lý thuyết cực tả
của Cộng Sản quốc tế, lý thuyết cực hữu của Kitô giáo quốc tế và lý thuyết
trung dung của Phật giáo dân tộc. Thật ra, nếu anh em ông Diệm biết đặt
quyền lợi tổ quốc và dân tộc trên quyền lợi của Công giáo La Mã, nếu ông
Diệm tự coi mình mang trách nhiệm của một vị nguyên thủ quốc gia hơn là
trách nhiệm của một tông đồ và biết tạo sự đoàn kết giữa người quốc gia, thì
trận chiến tranh Việt Nam đã chỉ là trận chiến tranh giữa phe dân chủ tự do
với phe Cộng Sản độc tài, và hai tôn giáo lớn tại Việt Nam đã có thể hài hoà
sống chung để cùng rao giảng từ bi, bác ái. Bất hạnh cho miền Nam, gia
đình ông Diệm, và do đó chế độ của ông ta, lại là kẻ thừa kế đích thực của
ba tệ hại lớn nhất: tệ hại phong kiến quan lại của thời Nguyễn Mạt, tệ hại hủ
nho của một nền Tống Nho đã đến lúc suy tàn và sâu đậm nhất, tệ hại độc
tôn giáo điều của một giáo hội Công giáo Việt Nam đang lên đến cao điểm
nhờ sự khai sinh và nuôi dưỡng của thực dân Pháp từ hơn 100 năm và nhờ
sự thừa nhận của Thiên Chúa giáo quốc tế (Vatican và Mỹ) như sức mạnh
chống Cộng độc nhất ở Việt Nam. Cho nên ông Diệm và gia đình của ông
cũng đi con đường “Công giáo hóa” miền Nam như các cố đạo trước. Vì
thế, hậu quả khốc liệt đã đến với gia đình ông và với miền Nam sau này.
Như đã nói, định mệnh trớ trêu đưa đẩy dòng lịch sử của dân tộc đến một
giai đoạn tranh chấp giữa ba xu hướng từ tầng chính trị bước lên kích thước

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.