văn hóa trong suốt những năm giao động của hai thập niên 50 và 60. Ba xu
hướng này va chạm vào nhau và nổ bùng thành những cơn lốc chính trị và
được lãnh đạo bởi ba nhân vật cùng một quê quán Quảng Bình. Đó là ông
Võ Nguyên Giáp quê làng An Xá, ông Ngô Đình Diệm quê làng Đại Phong
và Thượng Toạ Thích Trí Quang quê làng Diêm Điền.
Làng An Xá cách làng Đại Phong hai con suối nhỏ và một cánh đồng lầy
lội, còn làng Diêm Điền thì nằm chếch hẳn một bên và cách đều hai làng
này khoảng 20 cây số. Ba nhân vật trên đây, từ đời nội tổ trở lên chỉ là
những dòng họ khố rách áo ôm thuộc hàng bần dân nghèo dốt. Đến đời thân
phụ ông Diệm là ông Ngô Đình Khả, nhờ theo các cha cố và chính quyền
bảo hộ Pháp mới được làm quan. Ông Võ Nghiễm, thân phụ ông Võ
Nguyên Giáp chỉ vươn lên tới được chức cửu phẩm là chức thấp nhất trong
hệ thống quan lại Nam triều, và phụ thân của Thượng Tọa Thích Trí Quang
thì mãi vào những năm đầu của thế kỷ 20 mới bắt đầu ăn nên làm ra.
Trong khung cảnh của một vùng đất khốn khổ và dân tình nghèo đói như
tỉnh Quảng Bình, 40 năm về trước, có ai ngờ ba đứa bé mở mắt chào đời
vào buổi bình minh của thế kỷ thứ 20 lại có thể trở nên những nhân vật lẫy
lừng làm chao nghiêng lịch sử và làm sụt sùi dân tộc. Có ai ngờ một cậu ấm
tử sinh trưởng trong một gia đình quan lại của một chế độ phong kiến mục
nát lại trở nên Tổng thống của một quốc gia, dù nội dung thực sự là gì, thì
hình thức cũng là của một chế độ Cộng Hòa Dân Chủ kiểu Tây phương; có
ai ngờ một chú sa di đầu tròn áo vuông lại trở nên linh hồn của một phong
trào tôn giáo quần chúng lớn “làm rung chuyển nước Mỹ” với tham vọng
thực hiện cuộc Tổng Hợp Đề văn hóa để hòa giải dân tộc; và có ai ngờ một
cậu học trò áo vải chân đất ê a mấy chữ a, b, c trong làng quê của một nước
thuộc địa lại trở nên một nhân vật quân sự lẫy lừng, cầm chân và đánh bại
được hai bộ máy chiến tranh hiện đại của Pháp rồi Mỹ.
Ba nhân vật tiếng tăm của đất Quảng Bình nghèo khó nhưng lạ lùng đó, mỗi
người có tham vọng riêng, có quyền thế riêng, có hậu thuẫn riêng và dĩ
nhiên có chỗ đứng riêng trong chiều dài lịch sử nước ta cũng như trong
chiều sâu của lòng dân tộc ta. Họ có lý do để chống đối nhau và tiêu diệt
nhau vì chủ nghĩa, vì lý tưởng, vì đặc quyền, đặc lợi phe đảng hay vì bất cứ