án tiến sĩ của Cao Huy Thuần, bản Việt văn trang 47, 48, bản Pháp văn
trang 9, 10).
Giáo sư sử học Joseph Buttinger trong Vietnam a Political History (trang
63, 64) cũng có những nhận định như của tiến sĩ Cao Huy Thuần, được tạm
dịch ra như dưới đây:
Công cuộc phát triển đạo Thiên Chúa tại Đông Dương trở thành công tác
đặc biệt của một tổ chức Pháp được gọi là Hội Truyền Giáo Hải Ngoại
(Society of Foreign Mission) thành lập năm 1664 tại Paris. Tổ chức này đi
song hành với Công ty Đông Ấn Pháp do các giáo sĩ Paris, Rouen thành lập.
Ông viết:
“Các tổ chức song hành “thương mãi-tôn giáo đó” mở một trang sử khó
quên cho nền thực dân Tây phương (A memorable chapter in the history of
Western Colonialism) được thành lập vào khoảng 1650. Người Pháp mở
một trung tâm thương mãi Pháp Việt ở Hà Nội nhưng những người cư ngụ
trong trung tâm đó là những giáo sĩ cải trang thành thương nhân người
Pháp. Có vài dịch vụ trao đổi hàng hóa nhưng mục đích chính là để che đậy
công tác bí mật nhằm tổ chức người cải đạo (Some trade was made but it
served mainly as a cover for clandestine proselytizing).
“…Pallu và De la Motte cố gắng tiếp tục công việc của Rhodes đã bỏ dở
mặc dù bị các chính phủ Đàng trong và Đàng ngoài cấm giáo sĩ ngoại quốc
xâm nhập vào Việt Nam. Họ chiến đấu bằng sự cải trang thành thương nhân
để lo chuyện thương mãi, nhưng khi các dịch vụ thương mãi bị đình trệ thì
số phận của họ lại phải tuỳ thuộc vào sự hoạt động tôn giáo tại Việt Nam.
(“Vietnam a Political History”, Joseph Buttinger trang 64)
Buttinger còn viết:
“Đặc biệt Pallu là một nhà kế hoạch chính trị, thường đi xa hơn các chỉ thị
của cấp trên. Có thể gọi ông ta là người sáng chế mô thức thuộc địa trong
đường lối chính trị tại Paris với phương sách “đã rồi” (accomplished facts).
Ngoài những công việc đã thực hiện tại Á Châu trong khuôn khổ của Hội
truyền Giáo mới thành lập, Francois Pallu còn lo việc tại Pháp, hợp tác với
chính phủ khuếch trương ảnh hưởng Pháp tại Viễn Đông.
Như vậy chính Alexandre de Rhodes là người đầu tiên đã âm thầm hoạt