hình Việt Nam như nhà viết sử Joseph Buttinger hay Thiếu tá Archimedes
L. Patti, từng tham dự vào những biến động tại Việt Nam vào những năm
1945, 1946 nên đã có những cái nhìn lịch sử vô tư hơn.
Thiếu tá Patti từng chỉ huy một nhóm OSS nhảy dù xuống miền Việt Bắc và
giúp đỡ cho ông Hồ Chí Minh thời còn quân đội Nhật Bản tại Đông Dương.
Ông đã ghi chép chi tiết những biến cố về thời đó, khi về Mỹ ông vẫn tiếp
tục theo dõi sát tình hình Việt Nam và bắt đầu viết sách, nhưng cho đến năm
1980, khi mà nhiều bí ẩn lịch sử đã được tiết lộ, ông mới cho xuất bản tác
phẩm nhan đề là “Why Vietnam?” để nói lên những sự thật mà ông biết
được. Ông hết sức khâm phục ông Hồ Chí Minh và Mặt Trận Việt Minh,
nhưng ông vẫn ca ngợi Bảo Đại là nhà chính trị lão luyện, là một người
thành tâm yêu nước.
Patti tiết lộ rằng:
Năm 1947, Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp của phe chống Cộng (do bác sĩ
Lê Văn Hoạch cầm đầu có sự tham dự của ông Ngô Đình Diệm như giáo sư
Buttinger đã kể) đề xướng ra giải pháp Bảo Đại. Người Pháp bèn bỏ chủ
trương thương thuyết với Việt Minh và muốn sử dụng lá bài Bảo Đại mà họ
cho là một ông vua “Playboy” dễ sai khiến. Họ dự định chỉ để cho Bảo Đại
giành lấy một nền độc lập giả hiệu cho Việt Nam vì họ biết rằng Bảo Đại
không thể bình định được xứ sở mà quân lực Pháp tại Đông Dương mỗi
ngày phải một gia tăng.
Người Pháp bèn thúc giục Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp đòi hỏi Bảo Đại
phải đứng ra thành lập một chính phủ quốc gia, nhưng Bảo Đại từ chối vì lẽ
ông không muốn cầm đầu một chính phủ do người Pháp bảo trợ. Huống chi
ông lại quan niệm rằng Mặt Trận Liên Hiệp Quốc Gia không tiêu biểu đại
diện cho ai cả, trong lúc Mặt Trận Việt Minh mới là lực lượng chính yếu.
Bảo Đại chỉ bằng lòng đứng ra thương thuyết với Pháp nếu có sự thỏa hiệp
nào đó của Việt Minh.
Cho đến mùa hè năm 1947, khi Bảo Đại biết chắc chính phủ Pháp do đảng
Cộng Hòa Bình Dân cầm đầu cương quyết bỏ hẳn việc đàm thoại với Việt
Minh, Bảo Đại mới công khai tuyên bố chống lại Việt Minh. Dư luận đồn
rằng việc Bảo Đại đưa ra lập trường chống Cộng rõ rệt là có ý khuyến khích