Borgia, đã sớm hư thân mất nết từ thời còn là học sinh trường trung học
Albert Sarraut như ký giả Karnow đã mô tả mà sinh viên Hà Thành thời bấy
giờ nhiều người biết rõ, thì Trần Thị Lệ Xuân tức Đệ Nhất Phu Nhân thời
Đệ Nhất Cộng Hòa làm sao có thể trở thành người đàn bà đức hạnh được.
Thật thế, sau khi Ngô triều bị lật đổ, bà Ngô Đình Nhu sống đời một sương
phụ âm thầm và cô đơn tại ngoại ô thành phố La Mã nhưng vẫn bị rất nhiều
nhà văn, nhà báo tên tuổi không buông tha cho bà cái tội dâm loạn và tham
quyền đưa đến việc sụp đổ miền Nam và cái chết của ba anh em Ngô Đình.
Những nhà văn nhà báo đó cũng không quên nhắc đến những thủ đoạn của
bà Nhu mê hoặc người anh Tổng thống độc thân mà vì “mở miệng mắc
quai”, ông Tổng thống đành để cho người em dâu tội lỗi tha hồ lộng quyền,
thao túng chánh tình và xã hội miền Nam.
Dưới đây là những tài liệu mới ra đời tại hải ngoại viết bởi những nhân
chứng và nhà văn tên tuổi:
- Cuốn “Đệ nhất phu nhân” của học giả Hoàng Trọng Miên, tác giả cuốn
“Văn học toàn thư”.
- Cuốn “Những bí ẩn lịch sử dưới chế độ Ngô Đình Diệm” của ông Lê
Trọng Văn vốn là đặc vụ của ông Ngô Đình Nhu.
- Bài báo “Đây ngôi biệt thự mùa hè của bà Nhu tại Đà Lạt” có lời phê phán
chế độ Diệm và bà Nhu của hai nhà văn học lớn là học giả Nguyễn Hiến Lê
và thi sĩ Đông Hồ (tạp chí Tia Sáng, Houston, số 26 tháng 8 năm 1988).
- Bài báo “Trương Đình Cát và Hà Như Chi” của Trung tướng Nguyễn
Chánh Thi (tạp chí “Ánh Sáng Dân Tộc” Fresno số 1 tháng 5 năm 1989).
(Xin xem thêm hai bài báo ở phần Phụ Lục)
-o0o-
Hoạt động của bà Nhu còn nhiều loại thất nhân tâm làm hại cho chế độ và
làm lợi cho Cộng Sản đó vẫn cứ tiếp tục và lên đến cao điểm trong chuyến
công du giải độc nhân biến cố Phật giáo mà tôi sẽ đề cập sau này. Bây giờ
xin nói về ông Ngô Đình Nhu, người được xem như là bộ óc của chế độ, và
nếu không có ngày 1–11–63 thì sẽ là kẻ thừa kế đương nhiên chức vụ Tổng