VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - Trang 50

Chính phủ Pháp, trong cơn ngặt nghèo lúng túng của chính nội tình mẫu
quốc, ủy nhiệm toàn quyền chỉ huy quân sự, chính trị để giữ vững bán đảo
Đông Dương.
Ban đầu Decoux nhất quyết chống đối quyết định đó của Nhật Bản nên
ngày 22 tháng 9 năm 1940, ngày quân Nhật từ Quảng Đông phối hợp hỏa
lực mãnh mẽ của lục quân và đoàn quân cơ giới thần tốc xua quân đánh tan
một số căn cứ quan trọng tại biên giới và tấn chiếm Lạng Sơn (vốn là bộ
Chỉ huy trung ương của Pháp, phụ trách tuyến phòng ngự Việt Bắc) và bắt
Pháp phải nhượng bộ. Quân Nhật không những đã ngang nhiên đóng quân
tại nhiều địa điểm chiến thuật ở sâu trong vùng đồng bằng mà còn sử dụng
đường hỏa xa, các hải cảng, các phi trường và mua cao su, gạo, nhiên liệu
cùng nhiều sản phẩm địa phương cần thiết với giá rẻ để cung ứng cho nhu
cầu quân nhu và vận tải của quân đội viễn chinh Nhật (mà đường tiếp liệu
xa chính quốc gần 10 ngàn cây số càng lúc càng khó khăn). Ngược lại, Nhật
Bản tôn trọng tư cách và quyền hành cai trị của Pháp tại Đông Dương cũng
như tư cách và quyền hành của vua Bảo Đại tại Trung Kỳ.
Trong biến cố này, vì những hứa hẹn chính trị và yểm trợ vũ khí của Nhật
Bản, một lực lượng Phục quốc quân do chí sĩ Trần Trung Lập chỉ huy đã
giúp quân đội Nhật Bản tấn công căn cứ Lạng Sơn và chiếm đóng thành phố
này. Đau đớn thay, sau khi đã được Pháp nhượng bộ, Nhật phản bội lực
lượng Việt Nam này và trao lại toàn bộ đơn vị phục quốc quân cho người
Pháp như một điều kiện trong thỏa hiệp Nhật-Pháp. Chí sĩ Trần Trung Lập
hy sinh và hầu hết phục quốc quân Việt Nam kẻ bị tử hình, người bị tù
chung thân, chỉ một số ít liều mình vượt thoát được qua Trung Hoa. [1]
Song song với việc thiết lập những cơ sở quân sự và nắm chặt tình hình an
ninh tại Đông Dương, Nhật Bản vẫn khôn ngoan duy trì hệ thống hành
chánh và hư danh của bộ máy bảo hộ Pháp để có thì giờ chuẩn bị cho cuộc
đấu tranh chính trị ở tầng quần chúng qua cơ quan phản gián Kempeitai, qua
tờ báo Tân Á xuất bản bằng tiếng Việt nhằm tuyên truyền chống Pháp, đề
cao chủ nghĩa “Đông Á của người Á Đông”, hô hào nước Việt Nam “độc
lập trong khối thịnh vượng Đại Đông Á”. Họ tổ chức các lớp học Nhật ngữ
nhằm chuẩn bị một lực lượng cán bộ hành chánh bản xứ, họ tuyển mộ một

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.