VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - Trang 52

chuẩn bị của khối Đồng minh. Và mặt trận Đông Dương, vì bộ máy Bảo hộ
bị gián đoạn với mẫu quốc, lại bị hăm dọa bởi lực lượng quân sự hùng hậu
của Nhật, đã trở thành một cơ hội thuận tiện cho những người Việt muốn
đấu tranh để giành độc lập cho nước nhà.
Mùa xuân năm 1941, sau gần 30 năm biệt xứ, ông Nguyễn Tất Thành, tức
Chín Thẩu, tức Ba, tức Nguyễn Ái Quốc, cải trang thành một phóng viên
Trung Hoa, theo đường bộ vượt qua biên giới Hoa Việt và cùng với các ông
Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp xây dựng một căn cứ địa an toàn,
thành lập “Việt Nam Độc Lập Đồng Minh” với chủ trương đánh Pháp đuổi
Nhật. Tại hang Păc Pó, ông Nguyễn Tất Thành đổi tên thành Hồ Chí Minh
[5], chính thức phát động cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, đồng thời
bành trướng chủ nghĩa Cộng Sản tại Việt Nam, mở màn cho hai cuộc chiến
tranh Đông Dương đẫm máu sau này. Trong khi đó thì hầu hết các cá nhân
tổ chức thuộc phe quốc gia lại tìm cách hợp tác với quân đội Nhật với hy
vọng sẽ cùng với Nhật Bản lật đổ Pháp tại Đông Dương để dành độc lập cho
Việt Nam, một nền độc lập thực sự hay ngay cả một nền độc lập trong khối
Đại Đông Á.
Lúc bấy giờ, theo khuynh hướng này, đại để ở miền Bắc có những nhân vật
như nhà báo Vũ đình Dy, bác sĩ Nguyễn xuân Chữ, bác sĩ Lê Toàn, cụ Trần
Trọng Kim, cụ Dương Bá Trạc, hoặc như một bộ phận đảng Đại Việt của
ông Trương Tử Anh, đảng Dân Chính của ông Nguyễn Tường Tam... Còn ở
miền Nam thì có những cá nhân nổi bật như nhà báo Trần Văn Ân, ông
Nguyễn Văn Sâm, hoặc khối Cao Đài, lực lượng Hòa Hảo... Riêng tại miền
Trung, Kỳ Ngoại Hầu Cường Để từ Nhật gửi thư về Huế nhờ nhà cách
mạng Huỳnh Thúc Kháng làm đại diện cho Ngài để liên lạc và thảo luận với
người Nhật, nhưng cụ Huỳnh lấy lý do tuổi già sức yếu để từ chối lời yêu
cầu này và cụ nhờ người con trưởng của Kỳ Ngoại Hầu là ông Tráng Liệt
viết thư cho cha đề cử ông Ngô Đình Diệm thay thế Cụ.
Điều đáng lưu ý là 5 năm sau, năm 1946, cụ Huỳnh lại nhận lời của ông Hồ
Chí Minh để đảm nhận chức vụ Bộ trưởng Bộ Nội vụ tại Hà Nội mặc dù,
lúc bấy giờ, cụ tuổi già sức yếu hơn nhiều. Có hai lý do giải thích hai quyết
định có vẻ mâu thuẫn này trong đời hoạt động của cụ Huỳnh.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.