VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - Trang 53

Thứ nhất là cụ từ chối lời yêu cầu của Kỳ Ngoại Hầu Cường Để vì lập
trường quốc gia quá khích của cụ. Khác với người bạn thân là cụ Phan Bội
Châu, cụ Huỳnh không tin tưởng vào sự hợp tác chân thành của người Nhật
nói riêng và người ngoại quốc nói chung. Chính vì lập trường quá khích đó
mà năm 1946, ông Hồ Chí Minh đã thuyết phục và lôi kéo được cụ với lá cờ
dân tộc chống xâm lăng.
Và thứ hai là cụ không chủ trương đấu tranh chống Pháp cho một nước Việt
Nam theo thể chế quân chủ lập hiến trong tương lai như ông Diệm mà phải
là một nước Việt Nam không những độc lập mà còn dân chủ nữa. Vì thế,
giới thiệu ông Ngô Đình Diệm, một người mà cả ba đời bề tôi trung thành
của nhà Nguyễn, để làm đại diện cho Kỳ Ngoại Hầu, một người Hoàng phái
dòng chính thống, là một việc làm mà cụ Huỳnh thấy vừa hợp lý vừa thuận
tình. Lại vừa nói lên cái thâm thuý của nhà Nho ở chỗ cụ vốn đánh giá rất
thấp khả năng và đạo đức của ông Diệm, nên mới giới thiệu cái gánh nặng
chính trị đó cho tổ chức của Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, mà cụ vốn chê là có
xu hướng vọng ngoại [6], nếu không muốn nói là có khả năng trở thành một
tổ chức phản động trong cuộc cách mạng sau này. Khi đề cập đến quan điểm
chính trị “chống vọng ngoại” này của một sỹ phu thời đó, giáo sư Nguyễn
Văn Xuân đã xác quyết trong tác phẩm biên khảo “Phong trào Duy Tân”
rằng:
“Cụ Huỳnh Thúc Kháng sau này không chịu nhận hợp tác với Nhật chắc
chắn là vì đã rút gọn được kinh nghiệm cũ”.[7]
(Việc này cũng để cải chính một số luận điệu rằng nhà cách mạng Huỳnh
Thúc Kháng đã hợp tác với ông Diệm lúc bấy giờ).
Sau khi nhận được thư của Kỳ Ngoại Hầu Cường Để gởi về đồng ý cho ông
Ngô Đình Diệm làm đại diện và lãnh đạo một phong trào thân Nhật tại miền
Trung, ông Tráng Liệt bèn đi với ông Nguyễn Bá Mưu đến gặp ông Diệm
một cách bí mật và trao thư cùng giấy ủy nhiệm của Kỳ Ngoại Hầu Cường
Để cho ông ta. Ông Diệm vô cùng hân hoan, vội viết thư phúc đáp, tỏ lời
cảm tạ và hứa sẽ hết lòng phục mệnh Kỳ Ngoại Hầu. Ông Diệm lúc bấy giờ
đang là một vị quan mất hết phẩm hàm, sống ẩn dật tại Huế.
Ông Nguyễn Bá Mưu là anh vợ của tôi và bạn cùng sở với ông Tráng Liệt

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.