biết. Còn những thảm kịch khác xảy ra hàng ngày trong các địa phương xa
xôi, xảy ra âm thầm trong những đêm tối bí mật thì mãi cho đến sau ngày
cách mạng 1-11-63 mới dần hồi được sưu tập và ghi nhận lại.
Sở dĩ chế độ Diệm dám trắng trợn thi hành những biện pháp đó là vì chính
sách kỳ thị tôn giáo của chính phủ đã - ở một mặt nào đó - được gia đình
ông Diệm tráo trở hợp pháp qua đạo dụ số 10 năm 1952 của thực dân để lại.
Thật vậy, trong khi tình trạng pháp lý của Công giáo dưới thời ông Diệm là
một tình trạng thả lỏng, nghĩa là không bị ràng buộc bởi một văn kiện nào
thì Phật giáo và các tôn giáo khác lại có cái căn bản Pháp lý của đạo dụ số
10 chi phối. Đạo dụ số 10 là một sản phẩm hành chánh độc ác và thâm hiểm
nhất của thực dân Pháp trong chính sách tiêu diệt các tôn giáo tại Việt Nam,
vì một mặt chúng nhằm làm tê liệt các sinh hoạt tín ngưỡng của quần chúng
Việt Nam, mặt khác chúng dành độc quyền cho Công giáo cái ưu thế toàn
quyền hành đạo. Điều 1 của đạo dụ liệt mọi tôn giáo (trừ Công giáo) vào
loại hiệp hội thường như đua ngựa, đá banh,... Điều 7 cho phép chính quyền
từ chối không cấp giấy phép hoạt động, hoặc cấp rồi mà vẫn có thể rút lại
không cần phải nói lý do. Điều 10 và 12 cho phép bất cứ nhân viên hành
pháp hay tư pháp nào cũng có quyền kiểm soát các hiệp hội tôn giáo. Điều
14 và 28 giới hạn tài sản của một tôn giáo ở mức nào đó mà thôi, và dĩ
nhiên điều số 44 dành một chế độ đặc biệt sẽ quy định sau (nhưng rồi chẳng
bao giờ quy định) cho các Hội Truyền Giáo Thiên Chúa Giáo [17]
Rõ ràng phải có một thâm ý độc ác, anh em ông Diệm mới duy trì cái đạo
dụ đầy kỳ thị như thế của thực dân cho các tôn giáo khác tại miền Nam,
trong khi đã xoá bỏ hầu hết mọi cơ cấu, đã gần như xé bỏ mọi văn kiện pháp
lý và hành chánh của chế độ thực dân cũ. Sự duy trì đạo dụ này cho thấy
thâm ý gì nếu không phải là quyết tâm tiếp tục chính sách Công giáo hoá
của thực dân Pháp, tiếp tục biến Việt Nam thành cánh tay nối dài của một
loại đế quốc Vatican Trung cổ tại lục địa Á Châu?
Thế mà sau này, ngoài những dư đảng Cần Lao Công Giáo lo làm công tác
viết sử hoài Ngô để mong dựng lại một "tinh thần Ngô Đình Diệm", vẫn còn
có những trí thức Công giáo như Cao Thế Dung, như Nguyễn Kim Long,
cho rằng không có kỳ thị tôn giáo dưới chế độ Diệm, nếu có những đàn áp