"Báp Tít", của "Phao Lồ", của "Phê Rô",... trong nền văn học sử Việt Nam
mà thôi.
Tờ Infomation Catholique Internationle tại Paris, đã chẳng huênh hoang:
"rồi đây dân Việt Nam sẽ theo đạo (Công giáo) hết" đó sao?
Đạo dụ số 10 ra đời năm 1952, trong thời gian mà gót giày sắt của quân đội
Pháp còn ngự trị trên đất nước quê hương nên đã đem lại bao nhiêu bất
công, tủi nhục, đau khổ cho một tôn giáo có nhiều tín đồ nhất Việt Nam.
Cho nên khi ông Diệm lên cầm quyền, tưởng nước nhà từ nay độc lập tự do,
Hoà thượng Trí Thủ đã mấy lần gởi đơn lên cho chính phủ, sao gởi cho mấy
ông đại biểu chính phủ Nguyễn Đôn Duyến rồi Hồ Đắc Khương để xin
Tổng thống Diệm huỷ bỏ, thế mà suốt 9, 10 năm trời, tiếng kêu thương của
Phật giáo đồ không làm rung động tâm tư hay thay đổi được sự ngoan cố
của một gia đình chỉ biết "xin Thượng Đế ban phép lành". Sự ngoan cố càng
được biểu lộ rõ rệt hơn trong thời kỳ đấu tranh năm 1963, khi Phật giáo yêu
cầu bãi bỏ đạo dụ số 10 mà Tổng thống Diệm chỉ tìm cách trì hoãn, rồi đâu
vẫn vào đấy. Thế mà trong chương trình "Việt Nam, a Television History"
năm 1983 của ký giả Stanley Kanow trên đài PBS Hoa Kỳ, cựu Đại sứ Ngô
Đình Luyện đã bảo rằng: "anh tôi đã giúp cho Phật giáo rất nhiều". Tổng
thống Diệm đã giúp gì cho Phật giáo? Tại sao việc đáng giúp nhất, dễ giúp
nhất để quốc gia đoàn kết, tôn giáo hoà đồng là việc bãi bỏ đạo dụ số 10,
Tổng thống Diệm lại không chịu giúp? Bãi bỏ đạo dụ số 10 là một bổn phận
hành chánh, một đường lối chính trị đáng làm và phải làm mà anh em ông
Diệm còn không làm, nói gì đến giúp.
Một điểm quan trọng cần phải nhấn mạnh ở đây là trong suốt 9 năm của chế
độ Ngô Đình Diệm, không phải hàng giáo phẩm nào, lại càng không phải
người Công giáo nào cũng đồng ý với chính sách kỳ thị tôn giáo của chính
quyền Diệm và của Giáo Hội Công giáo Việt Nam.
Đa số người Công giáo miền Nam (Nam kỳ cũ) và ngay cả người Công giáo
miền Bắc, miền Trung, trong nhiều trường hợp, ngay từ đầu đã không chấp
nhận chủ trương phản dân tộc của anh em ông Diệm.
Không thiếu gì những cây bút, những phong trào đoàn thể Công giáo đặt lại
vấn đề "lương tâm Công giáo", đòi hỏi người Công giáo phải "tìm về dân