VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - Trang 636

tộc". Những nhân sĩ, những trí trức, những tổ chức Công giáo tiến bộ đó
chân thành, khắc khoải, xót xa với vận mệnh đất nước, muốn đặt lại và tự
hỏi về ý nghĩa cũng như xác tín trước kia để đi đến việc phân biệt rõ đâu là
chính, đâu là tà, đâu là dân tộc, đâu là ngoại lai. Nhưng những vận động,
những hoài bão tha thiết của họ dưới chế độ Diệm đều trở thành ảo tưởng.
Những tiếng kêu trầm thống của người Thiên chúa giáo không muốn "làm
kẻ lạ mặt trên chính quê hương mình"chỉ là tiếng vọng vào sa mạc trước
một chế độ ngu xuẩn, ngoan cố, và tham tàn. Ngay cả cộng đồng Vatican II
(1962) dưới thời đại Giáo Hoàng Joan 23 (28/10/58-4/6/63) bị sức ép của
thời đại mới, phản ảnh cả vào nội bộ giáo hội, đã phải tuyên bố "thích nghi",
mở đường và thúc đẩy cho tinh thần cởi mở và tiến bộ để người Công giáo
có thể đối thoại với người "ngoại đạo" mà vẫn không làm lay chuyển nổi
những con người cố chấp, bảo thủ, lỗi thời như anh em ông Diệm và nhóm
Cần Lao Công Giáo.
Thế rồi sau 9 năm trời Phật giáo cắn răng chịu đựng những áp bức, những
khủng bố, bất công... cuối cùng, khi máu lệ đã cạn giòng, khi thống khổ đã
cùng cực thì không có phép lạ nào có thể ngăn cản để dòng thác uất ức khỏi
bùng ra. Ký giả lão thành Robert Shaplen, người ký giả đã từng theo dõi
tình hình Việt Nam từ 1945, đã phỏng vấn Tổng thống Diệm suốt 6 tiếng
đồng hồ tại dinh Gia Long, một ký giả có rất nhiều bạn bè Việt Nam trong
mọi giới và rất yêu thương nước Việt Nam, đã sâu sắc tổng kết lại những
diễn biến định mệnh của tình trạng lịch sử này:
Không còn nghi ngờ gì nữa, cuộc nổi dậy của Phật giáo vào năm 1963 có
nguyên do cả về chính trị lẫn tôn giáo. Rõ ràng cuộc nổi dậy là để chống đối
cái tình trạng khủng hoảng từ lâu của xã hội Việt Nam, nghĩa là từ năm
1954, khi chế độ Diệm được thành lập và gần một triệu giáo dân miền Bắc
như dòng suối chảy qua vĩ tuyến 17 tràn vào Nam để trở thành chủ lực hăng
say ủng hộ chính phủ ông Diệm. Từ khi trở thành kẻ tay trắng, người Công
giáo di cư đã chọn lựa sống chung với nhau dưới sự lãnh đạo của những linh
mục và xây dựng những xã ấp mới thường mang tên những làng xóm cũ mà
họ đã bỏ lại ngoài Bắc. Vì ông Diệm chỉ dựa vào những thành phần đó và vì
các linh mục dễ dàng ra vào dinh Độc Lập, những người Công giáo di cư

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.