Vào khoảng năm 1962, khi mà chế độ Sài Gòn đang đến lúc suy sụp, chiến
dịch đàn áp Phật giáo đã đi đến độ khủng bố cả chính trị, xã hội, tín ngưỡng.
Và khi nỗi bất mãn của dân chúng dâng lên vào mùa Xuân năm1963 thì sự
căm thù chế độ độc tài lan ra cả nước [19].
Thật là rõ ràng và đầy đủ.
-o0o-
Mồng một tết Quý Mão (vào đầu tháng 2 năm 1963), như thông lệ hàng
năm, công chức và sĩ quan cao cấp tụ tập tại sảnh đường phủ Tổng thống để
chúc mừng năm mới vị nguyên thủ quốc gia và để nghe ông Diệm ban huấn
từ. Trong lúc chờ đợi vào phòng khánh tiết, các sĩ quan gồm độ 40 người
gồm tất cả tướng lãnh và sĩ quan cấp tá (chỉ huy quân binh chủng và giám
đốc nha, sở có mặt tại Sài Gòn) chia thành từng nhóm nhỏ đứng ngoài hàng
hiên để trò chuyện. Tình cờ tôi đứng trong nhóm có tướng Dương Văn
Minh để được nghe ông nói một câu mà mười tháng sau nghĩ lại thì như là
lời báo động cho một biến cố trọng đại của quốc gia. Với vẻ mặt nghiêm
nghị tướng Minh nói: "Ngoài kia quân đội đánh giặc thì thua mà ở đây
mình cứ phải diễn mãi cái tuồng tích chán ngấy này".
Trong quân đội thời bấy giờ hai vị tướng được sĩ quan kính trọng nhất là
Đại tướng Lê Văn Tỵ và Trung tướng Dương Văn Minh. Họ kính trọng hai
ông không phải chỉ vì hai ông mang quân hàm cao nhất, giữ địa vị cao nhất
mà chính vì phong cách đặc biệt của hai người. Ông Tỵ được quý mến vị
ông là một vị Tổng Tham mưu trưởng "Bon Papa", còn ông Minh được kính
trọng vì ông đã tỏ ra có khí phách, dám chống Pháp, chống tướng Hinh từ
thời còn quân đội Pháp. Hơn nữa, tính tình ông Minh lại nghiêm nghị, tư
cách chững chạc, phát biểu chín chắn, nhất là khi bàn luận về việc nước hay
việc quốc phòng. Đối với một quốc gia chậm tiến, với một quân đội tuy xuất
sinh từ quân đội thực dân nhưng lại trưởng thành trực tiếp trong khói lửa,
một quân đội vừa phải tổ chức để hiện đại hoá lại vừa phải đương đầu hàng
ngày với giặc mà có một vị tướng như Dương Văn Minh kể ra cũng đã là
một tự hào cho quân nhân Việt Nam Cọng Hòa rồi, nhất là về đời tư của ông