lẽ con cái hoạt động để chống lại cha mẹ. Ngay cả với ông Diệm, nếu người
Pháp cho ông được nhiều quyền hành như ông đã đòi hỏi thì chắc chắn ông
đã không từ chức Thượng Thư Bộ Lại để từ đó chống lại Bảo hộ và Nam
triều. Ông Nguyễn Hữu Bài cũng có cảm tình với Kỳ Ngoại Hầu Cường Để
mà vẫn làm quan trung thành với Pháp cho đến già là một chứng minh.
Đó là sự thật vô cùng chua xót cần được nói ra. Hãy đọc bài "Hội hè của
đồng bào Thiên Chúa giáo" trong cuốn "Hội Hè Đình Đám" của Toan Ánh
thì rõ. (Sài Gòn 1969, tái xuất bản tại Orange Country, Hoa Kỳ năm 1987,
tr. 285-294). Bài tường thuật đó mô tả một cuộc đại lễ của Giáo Hội Công
giáo Việt Nam được diễn ra tại Phát Diệm ngày 3 tháng chạp năm 1940, khi
quân đội Nhật đã chiếm đóng Đông Dương, khi Pháp đã thua trận tại Âu
Châu và Đông Dương đã bị cô lập.
Buổi đại lễ được đặt dưới quyền chủ toạ của vợ chồng trùm thực dân tại
Đông Dương là Toàn quyền Decoux, một số quan chức cao cấp Pháp và
những quan lại tay sai của Pháp. Trong buổi lễ đó, Decoux và Giáo hội
Công giáo Việt Nam đã tôn vinh cố linh mục Trần Lục (người đã cùng 5000
giáo dân giúp Pháp đánh phá và triệt hạ chiến khu Ba Đình của anh hùng
Cần Vương Đinh Công Tráng) là "Nam tước", là "Quốc công", là "anh
hùng". Cũng trong buổi lễ đó, Giám mục Nguyễn Bá Tòng, người đứng đầu
Giáo hội Việt Nam lúc bấy giờ đã ca tụng Decoux bảo vệ được Đông
Dương cho thực dân Pháp, tôn vinh nước Pháp là Mẫu quốc. Decoux gắn
Bắc Đẩu bội tinh cho Nguyễn Bá Tòng. Nhạc Pháp, quốc kỳ Pháp và binh sĩ
Pháp đã dàn chào buổi đại lễ đó.
Thật là rõ ràng: trong lúc tất cả đảng phái quốc gia, các tôn giáo, các nhà
yêu nước đang âm thầm hay công khai xả thân hoạt động cách mạng để lật
đổ nền thực dân đô hộ dành độc lập cho nước nhà, thì riêng Giáo hôi Công
giáo Việt Nam vẫn ôm chân người Pháp giúp Pháp kéo dài nền Bảo hộ.
Từ sau khi Việt Mnih cướp chính quyền và biết ông Hồ Chí Minh là một
lãnh tụ Cộng Sản, Đức Cha Lê Hữu Từ viết thư luân lưu lên án Việt Minh,
người Công giáo Việt Nam miền Bắc bèn tổ chức "Liên Đoàn Công Giáo"
và cho ra đời tờ báo "Hồn Công Giáo" làm cơ quan ngôn luận để hoạt động
chính trị. Những người sáng lập Liên Đoàn Công Giáo đầu tiên là các ông