đắm trong giấc mộng bị trị hãi hùng.
Tôi xin trích lại ở đây một đoạn hồi ký của một nhân chứng đã sống trong
ngày đó và đã bộc bạch một cách thành thật tâm sự của mình trước, sau và
trong ngày đó. Chứng nhân này là ông Lý Chánh Trung, một tri thức Công
giáo, từ sau 1975 đã ở lại Việt Nam làm việc cho chính quyền Hà Nội. Hồi
ký đó được trích từ tác phẩm “Tìm về Dân tộc”, xuất bản tại Sài Gòn vào
năm 1967. Tôi cũng cần phải nói rằng với tư cách một người đã chống lý
thuyết và chế độ Cộng sản từ 30 năm nay bằng chính máu xương của mình,
với tư cách là người đã từng cầm đầu một bộ phận về an ninh đối đầu với
người Cộng Sản, với tư cách là chiến hữu, đồng chí, bạn bè của những nhân
vật Việt Nam đã từng là nguyên thủ của hai nền Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng
Hòa, ở vào thời điểm nầy, trong buổi hoàng hôn của cuộc đời nơi xứ lạ quê
người, khi đọc hai tác phẩm “Tìm về Dân tộc” và “Tôn giáo và Dân tộc”
của Lý Chánh Trung, tôi vẫn không giám quả quyết ông Trung có thật tâm
theo cộng sản hay không? Cũng như tôi vẫn không giám quả quyết là những
người như ông Trung, suốt chiều dài của cuộc chiến 30 năm Quốc-Cộng, dù
đứng bên này hay bên kia chiến tuyến, có thật sự là đã có tự do và sáng suốt
để lựa chọn hay không? Hay tất cả chỉ muốn thể hiện lòng yêu nước của
mình nhưng lại bị xảo quyệt vận dụng bởi những ngôn từ, những ảnh tượng,
những thủ đoạn của các thế lực oan nghiệt khác.
Đoạn hồi ký của ông Lý Chánh Trung, dù được viết lại hơn 20 năm sau, vẫn
nói lên được rất rõ ràng sức chấn động lạ lùng của biến cố đêm 9/3/1945:
Từ trường Taberd Sài Gòn ra Huế, tôi được học ở trường Providence, thọ
giáo với các linh mục của hội Mission Etrangère.
Nói đến xứ Trung Kỳ, nghe xa lạ làm sao. Từ nhỏ chí lớn, tôi chỉ biết có cờ
Tam sắc, bây giờ ra Huế mới hay rằng xứ An Nam còn có một lá cờ, lá cờ
vàng sọc đỏ (thuở đó mới có một sọc thôi...)
Nhưng lá cờ đó không gây cho tôi một sự hãnh diện nào mà trái lại: Tất cả
những vật đó có vẻ mốc meo, mục nát, lỗi thời, không còn một chút gì liên
hệ với tôi.
Tôi còn nhớ buổi chào cờ trọng thể đầu niên học tại trường Providence, tòa
Khâm sứ và Chính phủ Nam triều đều cử đại diện đến tham dự. Bên người