VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - Trang 70

Nguyên ủy nào đã đưa đẩy thân phận của một trí thức Công giáo trôi giạt
vào thảm cảnh của một người Việt Nam thấy lạc loài ngay chính trên quê
hương mình để cuối cùng phải bám víu vào những ảo ảnh của một lý thuyết
phi dân tộc hầu thỏa mãn những khát khao muốn có một chỗ đứng trên đất
Mẹ ở giữa lòng quê hương?!
Sau đêm mồng 9 tháng 3, sau cơn bàng hoàng chính trị chung của cả nước,
mọi người, và đặc biệt tại Trung Kỳ, đều dự đoán là Kỳ Ngoại Hầu Cường
Để sẽ nắm được cơ hội mà về nước lên ngôi Vua để trao cho ông Diệm chức
Thủ tướng, thành lập nội các để điều khiển quốc gia. Không ngờ chỉ hai
ngày sau, ngày 11/3/1945, vua Bảo Đại vẫn tại vị và tuyên bố Việt Nam độc
lập trong khối Đại Đông Á, hủy bỏ mọi hiệp ước bảo hộ đã ký kết với Pháp
từ trước và mời học giả Trần Trọng Kim thành lập Chính phủ. Chính phủ
này được thành lập và ra mắt đồng bào vào ngày 17/4/1945 mà Kỳ Ngoại
Hầu Cường Để vẫn ở Nhật và ông Diệm vẫn cô đơn nằm tại Sài Gòn một
cách im lặng lạ lùng.
Sau này, ông Bảo Đại cho biết người Nhật đã dứt khoát không tiếp tục ủng
hộ ông Diệm nữa [13], và cụ Trần Trọng Kim trong hồi ký “Một cơn gió
bụi” cũng kể lại rằng trong cuộc gặp gỡ giữa cụ và ông Diệm tại Bộ tư lệnh
Nhật Bản tại Sài Gòn, ông Diệm cho cụ biết người Nhật đã không cho ông
Diệm biết gì cả, ngay cả bức điện tín của vua Bảo Đại gởi mời ông Diệm về
Huế cũng bị dấu kín.[14]
Những sử liệu và những dự kiện thực tế này cho ta thấy Kỳ Ngoại Hầu
Cường Để và ông Diệm, dù trước đó đã thật tâm ủng hộ người Nhật, cuối
cùng đã thực sự bị người Nhật bỏ rơi vì uy tín và sức mạnh chính trị của họ
(dù dưới mắt người Nhật chỉ là vị trí và sức mạnh của một lá bài chính trị
bản xứ cho một nhu cầu ổn định giai đoạn) không còn phù hợp với nhu cầu
mới của chính sách của Nhật tại Đông Dương. Và điều này cũng cải chính
luôn luận điệu của một số tài liệu do bộ máy tuyên truyền của chế độ ông
Diệm vào những năm ông mới chấp chánh, cũng như những tài liệu do
những “sử gia” hoài Ngô sau 1963, cố tình cho rằng “ông Diệm không bao
giờ chịu hợp tác và nương dựa vào người Nhật”.[15]
Trường hợp ông Diệm bị Nhật Bản bỏ rơi và phản bội sau gần bốn năm hợp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.