Vấn đề chắc chắn sẽ được đặt lại với Taylor. Rõ ràng chính phủ Nam Việt
Nam không thể để mất cơ hội đòi hỏi viện trợ nhiều hơn vì sự chú ý và lo
lắng của chúng ta đã gia tăng. Nhưng tình hình quân sự và tâm lý đã đi đến
hồi mà vấn đề phải được xem xét một cách nghiêm chỉnh và nhanh chóng
[8].
Sau hai tuần lễ quan sát tại chỗ và thảo luận với các nhà chức trách Việt
Nam Cộng Hòa, tướng Taylor đưa ra đề nghị: tăng quân số các cố vấn quân
sự Mỹ, tăng cường chuyên viên về máy móc, gia tăng các dụng cụ tối tân
cho mọi ngành thuộc quân binh chủng VNCH, đặc biệt là việc tối tân hóa
ngành truyền tin, gởi gấp qua miền Nam trực thăng chiến đấu, thiết vận xa
M–113 để tạo lưu động tính cho các đơn vị chiến đấu miền Nam, thay thế
phi cơ T–28 bằng phi cơ AD–6, và nhiều vũ khí, dụng cụ tối tân khác…
Đồng thời với đề nghị trên đây, tướng Taylor cũng “lưu ý riêng” Tổng thống
Kennedy là nên gửi qua miền Nam 8 ngàn quân chiến đấu Mỹ, ngụy trang
thành những đội chuyên viên giúp miền Nam đối phó với trận lụt đang đe
dọa vùng châu thổ sông Cửu Long. Những sắp đặt trên đây, theo quan niệm
của tướng Taylor, là một sự tham dự giới hạn của Mỹ vào chiến tranh Việt
Nam theo tinh thần “limited partnership”, nghĩa là “những cố vấn quân sự
Mỹ tiến đến gần hơn (nhưng chưa hẳn là) một bộ chỉ huy hành quân trên
một chiến trường” [9].
Tài liệu mật của Ngũ Giác Đài trên đây và sự gia tăng nhảy vọt của số
lượng “cố vấn” Mỹ tại chiến trường Việt Nam sau đó, không những đã cải
chính sự huyênh hoang tội nghiệp của những phần tử Cần Lao Công Giáo
đang cố bám víu vào cái huyền thoại “Ngô Tổng thống không chịu cho quân
Mỹ vào Việt Nam nên bị Mỹ lật”, mà còn làm nổi bật lên một sắc thái đặc
thù của liên hệ Mỹ–Việt vào năm 1962 của chính phủ Ngô Đình Diệm: đó là
dù ông Diệm có bất lực trong việc chống Cộng, chính phủ Mỹ vẫn yểm trợ,
bảo bọc ông Diệm. Và ông Diệm đã công nhận, đã chấp thuận sự bảo bọc