đó một cách quá trớn, nhất là trong trường hợp can thiệp lộ liễu của “cố
vấn” Mỹ trong những quyết định quân sự, đến nỗi sau này, lúc hồi tưởng lại
năm 1961, khi còn làm phóng viên tiền tuyến theo dõi các cuộc hành quân,
ký giả Ngô Đình Vận đã viết: “Tôi thấy rõ quân đội trong thời đệ I Cộng
Hòa đã không thực sự có được độc lập, có được đầy đủ sự chủ động ngay cả
trong lúc giao tranh với địch quân” [10].
Sự yểm trợ và bao che đó lại càng nổi bật hơn nữa trong trận Ấp Bắc mà kết
quả thảm bại, dù rất rõ ràng hiển nhiên, đã được ông Diệm và bà Nhu đổi
ngược thành chiến thắng và, trong liên hệ thắm thiết Mỹ–Việt lúc bấy giờ,
đã được một số nhân vật chủ yếu của chính quyền Kennedy đồng lõa công
nhận.
Thật vậy, từ đầu năm 1962, khi các cố vấn quân sự Mỹ và số khí cụ tối tân
mới được tăng viện cho miền Nam trong kế hoạch Taylor–Rostow thì quân
đội Việt Nam Cộng Hòa đã thu lượm được một số chiến thắng tại châu thổ
sông Cửu Long, và lần đầu tiên đã tiến được vào chiến khu D, rừng U Minh,
vốn là những căn cứ bất khả xâm phạm của Việt Cộng. Những chiến thắng
thuần túy quân sự đó đã gây phấn khởi cho cả Sài Gòn lẫn Hoa Thịnh Đốn.
Để yểm trợ cho mặt trận tuyên truyền tại Hoa Kỳ, ông Diệm đã cho phép
Đại Tá Huỳnh Văn Cao, Tư lệnh Sư đoàn 7, diễn hành tại thủ đô Sài Gòn
với sự tham dự của một số Dân biểu Quốc hội. Trong lúc đó tại Mỹ, Bộ
trưởng Quốc phòng McNamara họp báo tuyên bố miền Nam Việt Nam của
ông Diệm đang lật ngược thế cờ.
Nhưng những chiến thắng đó chỉ như bọt sóng bắn lên tung tóe rồi sau đó
tan vỡ mất vì ngay cả chỉ trên mặt thuần túy quân sự mà thôi, ưu thế lưu
động của hai chiến thuật trực thăng vận và thiết vận xa M–113 đã không
được khai thác đúng mức, hơn nữa chúng lại không hiệu dụng trong một