trận chiến mà kẻ thù đã khôn khéo phối hợp được các kỹ thuật du kích chiến
với những vũ khí tối tân do Nga viện trợ. Nhưng đó vẫn chưa phải là lý do
chính khiến cho Việt Cộng dành lại được ưu thế trên chiến trường mà lý do
chính là vào những năm đầu thập niên 1960, tinh thần chiến đấu của binh sĩ
đã không còn hăng say nữa. Tình cảm bất mãn chế độ, bất mãn cấp lãnh đạo
là gia đình ông Ngô Đình Diệm phát xuất từ những sự kiện rất thực tế trước
mắt, rất liên hệ trực tiếp đến bản thân của sĩ quan và binh sĩ, đã làm suy
giảm rất nhiều tinh thần hăng say và quyết tâm chiến đấu của quân lực.
Giữa năm 1962, hai phi công Quốc và Cử ném bom dinh Độc Lập định giết
cả nhà, tức là cả chế độ, của ông Ngô Đình Diệm lại càng nung nấu và càng
làm lan rộng sự bất mãn đó. Đầu năm 1963, ba cán bộ Cần Lao Công Giáo
của ông Diệm là Tư lệnh Vùng 4 Huỳnh Văn Cao, Tư lệnh Sư Đoàn 7 Bùi
Đình Đạm và Thiếu tá Tỉnh trưởng Định Tường Lâm Quang Thơ, với quân
số đông hơn, với vũ khí hiện đại hơn, lại hứng chịu thảm bại nhục nhã tại
Ấp Bắc trước tiểu đoàn 514 của địch không đến 400 quân. (Xin xem thêm
“The Bright Shining Lie” của Neil Sheehan. Bản dịch Việt ngữ “Sự Lừa Dối
Hào Nhoáng” của Nhà Xuất Bản Hồng Lĩnh, 1991).
Thảm bại rõ ràng này không những đã khiến cho tướng Lê Văn Tỵ phải đích
thân xuống điều tra tại chỗ mà chính các cố vấn quân sự Mỹ, đặc biệt là
Trung Tá John Paul Vann – người phối hợp các phương tiện hỏa lực gồm
M–113, trực thăng UH–1A, trực thăng CH–21, các đơn vị quân đội Mỹ
trong vùng cho trận Ấp Bắc này – đã phải nhục nhã gọi là “một thành tích
khốn nạn” vì tướng Cao đã “chọn lựa tăng cường sự thất bại thay vì nỗ lực
để chiến thắng” (“A miserable damn performance… They choose to
reinforce defeat rather than to try for victory”) [11].
Báo chí Mỹ tức giận vì sự bất lực của quân đội Việt Nam Cộng Hòa và sự