VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - Trang 760

dụng kế sách riêng của ông ta theo đường hướng của chủ nghĩa “nhân vị” và
đặc biệt để tạo một bộ máy nhân sự trung thành với chế độ [13]. Mà bộ máy
trung thành đó có mục đích quyết liệt nhất là gì nếu không phải là nhân
danh công cuộc chống Cộng để phát động và thực hiện cho được âm mưu
Công giáo hóa nhân dân trong các Ấp Chiến Lược như tôi đã trình bày ở
một chương trước.


Nếu công cuộc thực hiện chương trình Ấp Chiến Lược được tiến hành một
cách thực tế hơn, nghĩa là dựa trên thực tế chính trị quân sự cũng như thực
tế xã hội nhân văn của miền Nam, và nếu được thực hiện bởi một cơ cấu
nhân sự trong sạch và vì dân chứ không phải tham nhũng và vì bè phái mà
cụ thể là đừng bắt dân đóng góp vật liệu, đừng bắt dân chúng lao động cực
nhọc suốt đêm ngày không công, đừng quá cứng rắn trong việc bắt dân dời
nhà cửa vườn tược của ông cha họ để lại, nghĩa là đừng làm mất lòng dân
quá đáng, thì có lẽ kế hoạch Ấp Chiến Lược cũng đã có thể thu hoạch được
phần nào thành quả. Khốn nỗi, chương trình Ấp Chiến Lược lại được chỉ
đạo và kiểm soát bởi một Ngô Đình Nhu bệnh hoạn nên mới trở thành một
hỏa diệm sơn thù hận chế độ và làm suy yếu luôn sức mạnh chống Cộng ở
miền Nam.


Trước sự thất bại và hệ quả nguy hại rõ ràng đó, ông Rufus Phillips, nhân
viên cao cấp nhất của Mỹ đặc trách về chương trình Ấp Chiến Lược, đã phải
phúc trình trực tiếp với Tổng thống Kennedy để yêu cầu tái xét lại ngay cả
sự cần thiết của chương trình này. Nhưng một lần nữa, những nhân vật
rường cột của chánh sách Mỹ tại Việt Nam như Ngoại trưởng Rusk, Bộ
trưởng McNamara, Đại sứ Nolting, Tướng Harkins, và ngay cả Thứ trưởng
Ngoại giao Roger Hillsman (người sau này quyết liệt ủng hộ việc lật đổ chế
độ Diệm) vẫn bênh vực ông Diệm và cho rằng chương trình Ấp Chiến Lược
đã thành công.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.