vô hiệu của các chiến cụ viện trợ, đã phanh phui sự thất bại đó và còn quá
khích đòi hỏi chính quyền Mỹ phải giành lấy quyền lãnh đạo chiến tranh tại
Việt Nam để tiêu diệt Cộng Sản. Thảm bại đã rõ ràng như thế, nhưng để
tránh cho cuộc khủng hoảng chính trị tại Sài Gòn khỏi lan rộng thêm vì một
thất bại quân sự nặng nề, ông Diệm – và ngay cả bà Nhu, người không có
thẩm quyền về các vấn đề quân sự – đã tuyên bố rằng Ấp Bắc là một chiến
thắng oai hùng của Sư đoàn 7.
Các nhà lãnh đạo Mỹ, đặc biệt là Bộ trưởng Quốc Phòng McNamara, Đại sứ
Nolting, Đại Tướng Tư lệnh Quân Đội Mỹ tại Việt Nam Paul Harkins, đành
phải bênh vực ông Diệm bằng cách xác nhận đó là một chiến thắng [12].
Thái độ bưng bít sự thật để tiến hành chính sách – mà trong giai đoạn đó là
chính sách ủng hộ “người hùng” Ngô Đình Diệm – còn tiếp diễn dài dài sau
này suốt cuộc chiến Việt Nam. Ở đây tôi không phân tích về những lợi và
hại của thái độ đó, mà tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng qua thái độ đó thì cho
đến đầu năm 1963, mối liên hệ giữa các nhà lãnh đạo Mỹ và ông Diệm vẫn
rất thắm thiết. Thắm thiết đến độ phải nói láo để bênh vực cho cái thế và cái
lực của một con tốt vô dụng vào lúc cờ tàn.
- Sự kiện thứ năm là sự đồng lõa của một số viên chức cao cấp Hoa Kỳ
nhằm che dấu những thất bại của quốc sách ấp chiến lược hầu bảo vệ ông
Diệm. Chương trình Ấp Chiến Lược là do sáng kiến của ông Thompson
người Anh, Cố lấn Du Kích chiến của Tòa Bạch Ốc. Chương trình này đã
được Tổng thống Kennedy hết lòng yểm trợ và đặt hết hy vọng vào hiệu quả
của nó mà sự thành công đã được chứng nghiệm tại Mã Lai dù điều kiện
ứng dụng có khác. Khi Mỹ đề nghị thực hiện chương trình này trong mục
đích tiêu diệt hạ tầng cơ sở của Việt Cộng tại nông thôn thì bị ông Ngô Đình
Nhu bác bỏ. Mỹ phải vận động mãi và đặc biệt phải tăng tài phí lên rất cao
ông Nhu mới chấp thuận. Khi tiền viện trợ bắt đầu được tháo khoán, ông
Nhu đích thân nắm lấy việc điều khiển thực hiện chương trình và cho áp